Sơ đồ tổ chức bộ máy của Tổng công ty vận tải Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại tổng công ty vận tải hà nội (Trang 37 - 40)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.Sơ đồ tổ chức bộ máy của Tổng công ty vận tải Hà Nội

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2.Sơ đồ tổ chức bộ máy của Tổng công ty vận tải Hà Nội

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội tổ chức sản xuất kinh doanh theo hệ thống trực tuyến, chức năng.

Bộ máy tổ chức bao gồm:

- Hội đồng thành viên: Chủ tịch Hội đồng thành viên và các ủy viên trong Hội đồng thành viên

- Ban Tổng giám đốc: Gồm: 01 Tổng giám đốc và 04 phó tổng giám đốc. + 1 Phó Tổng Giám đốc tổng điều hành khối Vận tải Du Lịch

+ 1 Phó Tổng Giám đốc tổng điều hành khối vận tải hành khách công cộng + 1 Phó Tổng Giám đốc tổng điều hành khối hạ tầng và thương mại + 1 Phó tổng Giám đốc điều hành các công việc tài chính, kinh tế, đầu tư… - Các phòng - ban chức năng bao gồm: cán bộ; nhân viên kinh tế; kỹ thuật; hành chính.v.v. được phân công chuyên môn hóa theo các chức năng quản trị, có nhiệm vụ trợ giúp Tổng Giám đốc (và các phó tổng giám đốc) chuẩn bị các quyết định, theo dõi, hướng dẫn các Xí nghiệp, các bộ phận sản xuất kinh doanh cũng như cán bộ, nhân viên cấp dưới thực hiện đúng đắn, kịp thời các quyết định quản lý.

Trách nhiệm chung của các phòng- ban chức năng là vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa phải phối hợp chặt chẽ với các phòng khác, nhằm bảo đảm cho tất cả các lĩnh vực công tác của doanh nghiệp được tiến hành ăn khớp, đồng bộ, nhịp nhàng.

+ Ban Tổ chức tiền lương: Tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, quản lý đất đai, quản trị hành chính, thanh tra, bảo vệ trật tự, an ninh chính trị.

+ Ban Tài chính – kế toán: Quản lý tài chính, kế toán, thống kê chung toàn Công ty và quản lý phát hành vé lượt xe buýt.

+ Ban kế hoạch - đầu tư: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư toàn Công ty.

+ Trung tâm đào tạo: Quản lý phương tiện, định mức kỹ thuật phương tiện, xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại tay nghề công nhân, giám sát kỹ thuật xe buýt.

+ Trung tâm kiểm tra giám sát: Kiểm tra, giám sát hoạt động xe buýt, bảo vệ an ninh hành khách.

buýt, xây dựng biểu đồ vận hành và tổ chức điều hành xe buýt tất cả các tuyến tiêu chuẩn, tham gia xây dựng kế hoạch luồng tuyến.

+ Trung tâm vé xe buýt: Quản lý, phát hành vé tháng, tiếp nhận thông tin khách hàng phản ánh qua đường dây nóng.

+ Phòng kinh doanh marketing: Tiếp thị, quảng bá về hoạt động xe buýt, quản lý vé tháng xe buýt, khảo sát nhu cầu và tham gia xây dựng kế hoạch luồng tuyến.

+ Ban quản lý dự án: Quản lý đầu tư xây dựng, thực hiện và đề xuất giải pháp thực hiện các gói thầu về vận tải hành khách bằng xe buýt tại Công ty.

Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức Tổng công ty Vận tải Hà Nội

Nguồn: Phòng khách hàng Transerco (2015) UBND Thành phố Hà Nội

Hội đồng thành viên

Ban Tổng giám đốc Kiểm soát viên

Khối Vận tải hành khách công cộng Văn phòng Tổng công ty

Trung tâm

KTGS Trung tâm điều hành Trung tâm vé

Các công ty liên doanh, liên kết

Ban Tổ chức – Tiền lương Ban Tài chính – Kế toán

Ban Kế hoạch – Đầu tư Ban Quản lý Dự án

Ban Kỹ thuật – Công nghệ Trung tâm đào tạo

Khối Hạ tầng và Thương mại Khối Vận tải và Du lịch

3.1.2.2. Cơ cấu lao động

Lao động khối Buýt được phân thành:

Công nhân trực tiếp: Công nhân lái xe, nhân viên bán vé trên xe. Lao động gián tiếp: Nhân viên văn phòng, quản lý, bảo vệ và tạp vụ. Lao động trực tiếp khác: nhân viên giám sát, nhân viên điều hành xe buýt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Quy mô lao động:

Trong thời gian qua, do nhu cầu bức thiết về phát triển hoạt động VTHKCC bằng xe buýt ở Thủ đô, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, Transerco đã tạo ra nhiều công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Đấy cũng chính là nhờ sự mở rộng hoạt động phát triển về phương tiện, tăng khả năng phục vụ. Chính vì thế hàng năm Transerco đã tuyển dụng và thu hút thêm một số lượng lao động lớn để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Tổng công ty trong việc phát triển lực lượng lao động đảm bảo cho phát triển lâu dài.

Bảng 3.1. Tổng số lao động của Tổng Công ty vận tải Hà Nội 2015 CHỈ TIÊU Năm 2013 (Người) Năm 2014 (Người) Năm 2015 (Người) /2013 2014 /2014 2015

Tổng số lao động 7986 9355 9857 117,14 105,37

Công nhân trực tiếp 5247 6240 6482 118,93 103,88

Lao động gián tiếp 1435 1628 1773 113,45 108,91

Lao động trực tiếp khác 1304 1487 1602 114,03 107,73

Nguồn: Ban Tổ chức - Tiền lương (2015)

Từ bảng 3.1, ta thấy qui mô lao động của Tổng công ty Vận tải Hà Nội luôn tăng qua các năm. Nếu như năm 2013, số lượng lao động là 7986 người thì đến năm 2014, 2015 lao động của Tổng công ty tăng với số lượng lớn là 9.355 và 9.857 lao động. Vậy năm 2014 tăng so với năm 2013 là 17,14% và năm 2015 tăng so với năm 2014 là 5,37%.

Trong đó, công nhân trực tiếp tăng qua các năm. Năm 2013 số công nhân trực tiếp là 5247 và đến năm 2014 là 6240, theo đó số lượng công nhân trực tiếp của năm 2014 tăng so với năm 2013 là 18,93%. Tương tự số công nhân trực tiếp năm 2015 tăng so với cùng kỳ năm 2014 là 3,88%. Tương tự chỉ tiêu về lao động gián tiếp và lao động trực tiếp khác cũng tăng qua các năm. Lao động gián tiếp của năm 2014 tăng 13,45% so với năm 2013 và năm 2015 tăng 8,91 so với năm 2014. Lao động trực tiếp khác cũng tăng, cụ thể, năm 2014 tăng 14,03% so với năm 2013 và năm 2015 tăng 7,73% so với năm 2014. Với xu hướng tăng như

trên, chứng tỏ hoạt động của Tổng công ty đang được mở rộng, giải quyết được nhiều nhu cầu lao động. Chất lượng lao động biểu hiện qua trình độ lành nghề của công nhân viên. Sự hiểu biết về lý thuyết, về kỹ năng lao động để hoàn thành những công việc nhất định hoặc một chuyên môn nào đó. Đối với công nhân biểu hiện ở tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, đối với cán bộ chuyên môn đánh giá tiêu chuẩn về trình độ học vấn chính trị, tổ chức quản lý để có thể đảm đương các nhiệm vụ được giao. Điều này là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng đặt Tổng công ty vào thách thức lớn, đó là làm sao để quản lý, tổ chức tốt đội ngũ lao động có qui mô lớn, đa dạng về trình độ, kỹ năng làm việc...Trong khi đó yếu tố lao động có tác động đến chất lượng dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty vận tải Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại tổng công ty vận tải hà nội (Trang 37 - 40)