Bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 37 - 39)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cở sở thực tiễn

2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra

Thứ nhất: Hệ thống thương lái đã tồn tại lâu đời trong chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là nông sản, là mắt xích kết nối quan trọng giữa người sản xuất và người chế biến nông sản.

Thứ hai: Thương lái có những đóng góp quan trọng trong chuỗi giá trị sản

phẩm nông nghiệp, hội tụ những yếu tố cần thiết để liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp. Các quan điểm cần phải hạn chế hay loại bỏ thương lái là các quan điểm sai lầm. Không có hệ thống thương lái, có thể người sản xuất sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn nhằm kết nối với các khâu trước và sau mình trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ. Thương lái có nhiều lợi thế bởi tính chuyên nghiệp và lợi thế về chi phí vận chuyển, về quy mô số lượng của thương lái. Đặc biệt là với Việt

Nam, có nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa trên quy mô kinh tế hộ gia đình, manh mún, nhỏ lẻ.

Thứ ba: Thương lái là nhân tố không thể thiếu trong việc thu gom và tiêu

thụ nông sản hiện nay do đó cần khuyến khích, tăng cường nâng cao quy mô vận chuyển và năng lực cung ứng của thương lái, hình thành các thương lái lớn, tăng cường cạnh tranh. Tăng cường mối liên kết giữa thương lái với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nông sản để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong chuỗi.

Thứ tư: Thương lái có những hoạt động tích cực và tiêu cực trong chuỗi

sản phẩm nông sản. Cần tìm ra các giải pháp, mô hình để xây dựng mối quan hệ hợp lý, đôi bên cùng có lợi với hệ thống này. Thương lái cần phải được tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ tài chính, đưa ra các giải pháp quản lý tốt hơn hệ thống thương lái. Nâng cao liên kết giữa thương lái với người người sản xuất, thương lái với doanh nghiệp.

Thứ năm: Quan điểm loại bỏ vai trò của thương lái trong chuỗi giá trị nông sản là sai lầm vì người sản xuất có thể sẽ phải bỏ nhiều chi phí hơn cho khâu trung gian. Hệ thống thương lái cần được tổ chức và kiểm soát một cách hợp lí, giảm bớt về số khâu để có thể cân đối lợi ích cho cả thương lái và người sản xuất, tránh mất cân đối trong phân bổ giá trong chuỗi giá trị, cần xây dựng mô hình đôi bên cùng có lợi với hệ thống này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 37 - 39)