Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 39)

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng ĐBSCL, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ - 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Prey Veng thuộc Campuchia, phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp với tỉnh An Giang, phía Đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia với chiều dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước. Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 54 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền. Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực. Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên).

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày.

* Nhiệt độ

Nhiệt độ của Đồng Tháp nóng ấm quanh năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,04 độ C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4: 28,8 độ C,

tháng nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng giêng: 24,8 độ C. Độ chênh lệch của nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 3- 4 độ C. Các cực trị của nhiệt độ là 37 độ C (tháng 5) và 18 độ C (tháng 1).

* Lượng mưa

Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Những đặc điểm về khí hậu như trên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.

* Độ ẩm

Độ ẩm của không khí biến đổi khá lớn theo mùa, theo ngày đêm. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 82,5%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 7: 87%, tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng 3 – 4: 78%. Các cực trị của độ ẩm là 89% (tháng 7) và 32% (tháng 3).

3.1.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội

Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP đạt trên 10,8%/ năm giai đoạn 2001 - 2005, giai đoạn 2006 - 2010 đạt xấp xỉ 11%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2013 ở mức cao đạt 15,64. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2010 tỷ trọng Nông, Lâm, Thủy sản; Công nghiệp, Xây dựng; Dịch vụ đạt 40.86% - 18.87% - 39.45%; năm 2015 là 37,15% - 22,57% - 40,28%. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu của Đồng Tháp còn chậm, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cơ cấu lớn trong khi tỷ trọng công nghiệp thấp.

Bảng 3.1.Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Thápgiai đoạn 2010 – 2015 (triệu đồng, %)

Năm Tổng

Nông lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Trị giá Cơ cấu (%) Trị giá Cơ cấu (%) Trị giá Cơ cấu (%)

2010 30.536.509 12.476.844 40,86 5.762.969 18,87 12.046.696 39,45 2011 40.639.582 17.465.146 42,98 8.176.906 20,12 14.717.530 36,21 2012 42.579.401 16.703.618 39,23 9.102.264 21,38 16.423.519 38,57 2013 46.449.039 17.865.666 38,46 10.144.630 21,84 18.018.743 38,79 2014 51.727.364 19.510.929 37,72 11.426.099 22,09 20.340.336 39,32 2015 54.932.405 20.409.773 37,15 12.397.054 22,57 22.125.578 40,28 Nguồn: CụcThống kê tỉnh Đồng Tháp (2015)

3.1.1.5. Dân cư, lao động

* Dân số

Theo số liệu của Cục Thống kê Đồng Tháp, dân số toàn tỉnh năm 2015 là 1,684 triệu người, mật độ dân số trung bình 498 người/km2. Trong đó, dân số thành thị chỉ có 298 ngàn người, chiếm 17,76%; dân số nông thôn là 1,382 triệu người, chiếm 82,23%. Số liệu này cho thấy tốc độ đô thị hóa ở Đồng Tháp còn chậm, do vậy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cũng chậm và nông nghiệp vẫn là ngành rất quan trọng.

* Lao động và việc làm

Năm 2015 tổng nguồn lao động toàn tỉnh là 967 ngàn lao động, tăng khoảng 6 ngàn lao động so với 2014, chiếm 57,18% tổng số dân, trong đó lao động thành thị là 161 ngàn người, chiếm 16,8%; trong đó lao động chưa có việc làm khoảng 3,82%. Lao động ở nông thôn là 799 ngàn người, chiếm 83,2%, trong đó lao động không có việc làm là 2,12%. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo tại thành thị tính đến năm 2014 là 20,2% và lao động nông thôn là 6,87%.

Bảng 3.2. Tình hình lao động tỉnh Đồng Tháp năm 2014-2015 Chỉ tiêu Đơn vị Chỉ tiêu Đơn vị tính Chính thức năm 2014 Ước tính năm 2015 Năm 2015/2014

1. Dân số trung bình Người 1.681.325 1.684.328 100,18

+ Nam " 837.29 838.787 100,18

+ Nữ " 844.03 845.541 100,18

+ Thành thị " 298.73 299.26 100,18

+ Nông thôn " 1.382.599 1.385.068 100,18

2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên %o 7,37 7,40 -

+ Tỷ lệ sinh %o 14,47 14,52 -

+ Tỷ lệ chết %o 7,1 7,12 -

3. Lao động đang làm việc trong các ngành KT

Người 961.4 967.936 100,68

+ Khu vực Nông Lâm Thủy sản " 528.77 531.832 100,58

+ Khu vực Công nghiệp - Xây dựng

" 181.15 183.29 101,18

+ Khu vực Thương mại - dịch vụ " 251.49 252.814 100,53

4. Số lao động được giải quyết việc làm

Người 33.963 34.526 101,66

5. Xuất khẩu lao động Người 151 590 390,73

6. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị

% 3,82 3,00 -

7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 52,4 55,5 -

TĐ: Đào tạo nghề % 37,2 40,0 -

3.1.1.6. Khái quát tình hình sản xuất và xuất khẩu tại Đồng Tháp

Nằm trong vùng ĐBSCL, Đồng Tháp có nhiều lợi thế về tự nhiên trong sản xuất lúa. Đồng Tháp có diện tích đất phù sa thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau: đất phù sa bồi ven sông thích hợp nhiều loại cây trồng, cho năng suất cao; đất phù sa không được bồi tại các địa hình cao, xa sông, thích hợp cho thâm canh lúa; đất phù sa loang lỗ đỏ vàng thích hợp cho trồng lúa nước và các loại cây màu. Đây chính là một trong những nguyên nhân đảm bảo năng suất lúa cao của tỉnh Đồng Tháp so với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL.

Đặc biệt, khu vực Đồng Tháp Mười có cơ cấu đất đa dạng: (1) huyện Hồng Ngự có nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ cao hơn 82%, TX Hồng Ngự có 45%, huyện Thanh Bình hơn 50% diện tích là loại đất này. Loại đất này rất phù hợp để phát triển lúa nước; (2) huyện Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười có nhóm đất phèn chiếm tỷ lệ cao hơn 80% diện tích. Đây là loại đất có độ phì tiềm tàng rất cao, hàm lượng chất hữu cơ rất giàu (4 – 11%), nếu được cung cấp nước vào mùa khô vùng đất này có khả năng phát triển 2 – 3 vụ lúa hàng năm. Theo quy hoạch đến năm 2020, khu vực Đồng Tháp Mười (vùng ngập sâu) gồm các huyện Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng, TX Hồng Ngự, huyện Hồngcó hơn 140.000 ha đất trồng lúa. Đây là cơ sở để xây dựng vùng sản xuất lúa gạo tập trung phục vụ xuất khẩu.

Đồng Tháp là một trong những tỉnh sản xuất lúa gạo hàng đầu của Việt Nam. Đồng Tháp đứng thứ 3 về sản lượng gạo, sau An Giang và Kiên Giang. Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2012, diện tích gieo trồng lúa của tỉnh Đồng Tháp tăng từ hơn 400 ngàn ha lên gần 500.000 ha năm 2012. Cùng với sự cải thiện về năng suất từ trung bình dưới 5 tấn/ha lên hơn 6 tấn/ha. Sản lượng lúa của Đồng Tháp cũng tăng không ngừng, ở thời điểm 2015 đạt xấp xỉ 3,3 triệu tấn/năm.

Đồng Tháp có khu vực dọc tuyến kênh Sa Đéc – Lấp Vò có khu vực xay xát, chế biến gạo tập trung lớn cho cả vùng năng lực xay xát khoảng 2.330.000 tấn gạo/năm. Tổng số cơ sở xay xát và lau bóng gạo trên địa bàn tỉnh là 450 và có khả năng đáp ứng nhu cầu một số khu vực thuộc các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, và 1 phần Sóc Trăng và Long An. Lúa từ Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười đều tập trung qua đây để xay xát chế biến trước khi chuyển về chợ Bà Đắc (Tiền Giang) hoặc cảng Sài Gòn. Đến nay, các doanh nghiệp đã chuyển hướng sang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo tại vùng nguyên liệu ở các huyện Tam Nông, Tân Hồng, và Tháp Mười.

Theo số liệu th Tháp xuất được 237.951 còn lại do các công ty ngoài t USD; tăng 20% so với năm

Hình 3.1.Hình 3.2. Kim ng Hình 3.2. Kim ng 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2005 2006 2007 1000 (USD))

u thống kê năm 2014, các công ty xuất kh 951 tấn (trên tổng sản lượng khoảng 1,8 i do các công ty ngoài tỉnh thu mua và xuất khẩu), kim ng

i năm 2013.

Hình 3.1. Sản lượng lúa tại Đồng Tháp từ 2005- Nguồn: Cục Thống kê

Kim ngạch xuất khẩu gạo tại Đồng Tháp từ Nguồn: Cục Thống kê

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Kim ngạch

t khẩu gạo của Đồng triệu tấn – lượng u), kim ngạch 99 triệu

-2015

ng kê Đồng Tháp (2015)

ừ 2005-2015

ng kê Đồng Tháp (2015)

Đồng Tháp là một trong những địa phương có diện tích lúa IR 50404 lớn nhất tại ĐBSCL do nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, lúa IR 50404 chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giống tại địa phương. Các địa phương chiếm tỷ lệ cơ cấu giống IR 50404 nhiều như Châu Thành, Lai Vung, Sa Đéc. Cơ cấu lúa IR 50404 vụ Đông Xuân 2010 tăng mạnh do nhu cầu xuất khẩu các loại gạo cấp thấp lớn. Giống lúa IR50404 do có chất lượng gạo ở mức trung bình nên chỉ được khuyến cáo áp dụng ở quy mô hạn chế nhưng trong khi thực tế sản xuất giống phát triển trên diện rộng và ổn định trong thời gian dài nhờ có nhiều đặc tính nông học tốt như thời gian sinh trưởng ngắn, tiềm năng năng suất cao, khá ổn định, khả năng thích nghi rộng, nên rất thích hợp cho thâm canh tăng vụ, bố trí cơ cấu cây trồng.

Hình 3.3. Biến động cơ cấu giống lúa theo mùa vụ tại Đồng Tháp từ năm 2009-2013

Nguồn: Sở Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp (2015) Qua nghiên cứu cho thấy, lúa IR 50404 chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giống tại Đồng Tháp và chưa có sự chuyển biến tăng giống chất lượng cao và giảm cơ cấu giống lúa IR 50404 do giá lúa IR 50404 nhiều thời điểm tương đương với lúa chất lượng cao, năng suất cao hơn, tốn ít công chăm sóc và kỹ thuật. Nguyên nhân chủ yếu do kênh xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu từ các thị trường tập trung với phẩm cấp gạo thấp.

- 10 20 30 40 50 60 70 Đông Xuân 2009/10 Hè Thu 2010 Thu Đông 2010 Đông Xuân 2010/11 Hè Thu 2011 Thu Đông 2011 Đông Xuân 2011/12 Hè Thu 2012 Thu Đông 2012 Đông Xuân 2012/13 Hè Thu 2013 IR 50404 Chất lượng cao Giống khác

Diện tích gieo trồng lúa dự kiến năm 2016 đạt 550 ngàn ha, tăng khoảng 4 ngàn ha so với năm 2015 do tăng diện tích ở vụ Đông Xuân 2015-16. Về cơ cầu giống lúa, trong vụ Đông Xuân 2016, tỷ lệ sử dụng giống IR 50404 chiếm 37,3%, lúa chất lượng cao chiếm 53,6%, nếp chiếm 8,2%. 5 giống chủ lực gồm IR 50404, OM 4900, Nàng Hoa 9, Jasmine 85 và OM 6976 chiếm tỷ lệ 7,6%. Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận chiếm 50% diện tích xuống giống. Cánh đồng liên kết vụ Đông Xuân thực hiện ở 8 huyện, thị thực hiện 41.701,6 ha/28.285 ha kế hoạch đạt 147,4%, 26.390 hộ tham gia với dự kiến hợp đồng liên kết tiêu thụ 13.375 ha và 29 công ty tham gia. Vụ Đông Xuân 2016, đã có 9.675,4 ha (sản lượng 66.339,3 tấn) đã được tiêu thụ bởi 25 công ty.

Bảng 3.3. Tình hình sản xuất lúa tại Đồng Tháp năm 2015 và kế hoạch năm 2016

Vụ mùa Chỉ tiêu Vụ Đông

Xuân Hè Thu Thu Đông Tổng số 2014-2015 DT (ngàn ha) 205 197 144 546 NS (tạ/ha) 70,4 59,3 54,40 - SL (ngàn tấn) 1443 1168 784 3395 2015-2016 DT (ngàn ha) 209 197 144 550 NS (tạ/ha) 68,0 60,0 56,0 - SL (ngàn tấn) 1421 1182 806 3409 So sánh (2016/2015) DT (ngàn ha) 4 0 0 - NS (tạ/ha) -2,44 0,68 1,60 - SL (ngàn tấn) -21 13 23 - Nguồn: Cục trồng trọt (2015) 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận theo phân tích chuỗi giá trị để xác định hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo.

Phương pháp tiếp cận theo chuỗi giá trị: Cách tiếp cận của chuỗi giá trị là xem xét từng tác nhân tham gia trong chuỗi lúa gạo, bắt đầu từ người sản xuất là người sản xuất cho đến doanh nghiệp từ đó thấy được hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo. Khi phân tích chuỗi giá trị, xác định được các mối liên kết chính của thương lái trong mỗi khâu. Chỉ ra các tác nhân chính, nút thắt chính của thương lái trong chuỗi giá trị để đưa ra can thiệp hợp lý. Nhờ hiểu được một cách có hệ thống về những mối liên kết này trong một mạng lưới, có thể đưa ra những kiến nâng cao hoạt động của thương lái trong toàn chuỗi.

Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Khảo cứu các bên có liên quan đến

hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo gồm người sản xuất, cơ sở xay xát, doanh nghiệp xuất khẩu. Trên cơ sở đó đánh giá đúng được hoạt động của thương lái, mối quan hệ và liên kết giữa thương lái và các tác nhân khác để đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thương lái trong chuỗi.

Phương pháp chọn mẫu điều tra: Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn

mẫu phi xác suất để thu thập thông tin thay vì chọn mẫu xác suất do tổng thể nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là một tổng thể gần như là không xác định và việc thiết lập danh sách khung mẫu là gần như không thể thực hiện được trên thực tế. Đồng thời, cũng khó xác lập danh sách các thương lái, cơ sở xay xát trên địa bàn.

Phương pháp nghiên cứu điển hình – casestudy: Nghiên cứu mô hình liên

kết giữa doanh nghiệp với thương lái tại Đồng Tháp từ đó đưa ra hiệu quả của liên kết này để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thương lái. 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

* Thông tin, số liệu thứ cấp

Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan lưu trữ, các cơ quan quản lý Nhà nước như: Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp, Phòng Thống kê huyện, sở NN&PTNT, Tổng cục Thống kê… và các công trình nghiên cứu đã công bố, Internet và tham vấn chuyên gia.

* Thông tin, số liệu sơ cấp

Điều tra bằng bảng hỏi: Đối tượng áp dụng cho phỏng vấn gồm người sản xuất, thương lái, cơ sở xay xát, chế biến, doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp xuất khẩu.

Phỏng vấn sâu: áp dụng cho phỏng vấn một số chuyên gia, các nhà quản lý, doanh nghiệp, hay các cán bộ địa phương.

Bảng 3.4. Đối tượng khảo sát, nội dung khảo sát và quy mô mẫu

Đối

tượng Số mẫu Nội dung khảo sát

Thương

lái 30

+ Chi phí, hoạt động của thương lái + Hình thức thu mua

+ Liên kết với người sản xuất, thương lái khác, cơ sở xay xát,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)