Hình 4.13. Mô hình sản xuất doanh nghiệp tư nhân Cát Tường Mô hình của truyền thống
Nông dân Nhà máy sấy Lúa tươi Lúa khô Lúa khô Gạo lức Gạo lức Phụ phẩm 1 ngày 1 ngày 1 ngày 1-2 ngày Nhà máy xay (gạolức + trấu) Doanh nghiệp cung ứng Lúa tươi DN TACN DN Xuất khẩu Gạo xuất THƯƠNG LÁI Doanh nghiệp cung ứng Gạo xuất DN Xuất khẩu DN Thức ăn chăn nuôi Phụ phẩm giá rẻ 2 ngày
Lúa tươi, tại đồng
DN Xuất khẩu củi trấu, lò sấy
Lúa tươi TẠM ỨNG kinh phí
Chỉ tiêu Mô hình nhà kho phổ biến Mô hình nhà kho làm cách mới Tài sản/Công cụ sản xuất
Máy đánh bóng Máy sấy
May xay xát Máy đánh bóng Mối quan hệ với
thương lái
Quan hệ làm ăn thiếu chặt chẽ
Lượng thu mua
hàng/thương lái/tháng: 5-6 chuyến/tháng
Đối tác chặt chẽ, làm toàn thời gian cho nhà kho
Lượng thu mua hàng/thương lái/tháng: 10-12 chuyến/tháng Chia sẻ lợi nhuận cao hơn Công suất vận hành 12h/ngày
Lao động bán thời gian
Có khả năng tối đa hóa 24h/ngày
Lao động toàn thời gian Chân hàng trong kho Biến động Ổn định
Phụ phẩm Tận thu trấu và phụ phẩm giá rẻ
Quan hệ với nhà xuất khẩu
Thiếu ổn định nguồn hàng, giá cao hơn
Ổn định nguồn hàng, giá cạnh tranh
Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Tường, giám đốc DNTN Cát Tường 4.2.2. Năng lực thu mua, cung ứng
Qua nghiên cứu cho thấy, phần lớn thương lái có quy mô nhỏ, có năng lực thu mua và cung ứng hạn chế. Khối lượng trung bình mỗi chuyến của thương lái chỉ đạt 79 tấn/chuyến, trung bình 2,98 chuyến/tháng. Chủ yếu sử dụng lao động hộ gia đình, tận dụng phương tiện sẵn có của gia đình trong hoạt động thu mua. Quy mô vùng nguyên liệu nhỏ, tính cạnh tranh thấp hơn so với nhà máy và doanh nghiệp.
4.2.2.1. Vốn
Quy mô vốn:Qua quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy quy mô vốn của thương lái nhỏ, chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có và vay từ người thân, bạn bè. Với quy mô vốn nhỏ, thương lái gặp nhiều hạn chế trong hoạt động thu mua và cung ứng.
Bảng 4.28. Bảng quy mô vốn của thương lái Quy mô vốn Số hộ Tỷ lệ Quy mô vốn Số hộ Tỷ lệ Dưới 500 triệu đồng 25 83,33 Từ 600-1000 triệu đồng 3 10,00 Trên 1000 triệu đồng 2 6,67 Tổng 30 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Qua nghiên cứu cho thấy, lượng vốn của thương lái là tương đối nhỏ, chủ yếu ở mức 400-500 triệu đồng. Quy mô vốn của thương lái phần lớn chỉ đáp ứng được lượng thu mua từ 50-70 tấn. Phần lớn lượng vốn này chỉ đáp ứng được 1 chuyến đi hàng nên ảnh hưởng lớn đến khả năng thỏa thuận bán gạo với nhà máy, doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, giá gạo giảm tuy nhiên thương lái bắt buộc phải giao dịch để thực hiện chuyến lúa tiếp theo đã đặt cọc trước đó. Quan khảo sát cho thấy, tâm lý thương lái thường trữ lại lúa khi giá gạo liên tục tăng mạnh và thường đẩy mạnh bán ra khi giá gạo bắt đầu đi xuống khiến tình tình trạng thiếu nguồn cung cục bộ tại một thời điểm và giá cả biến động mạnh.
Việc tiếp cận các nguồn vốn của thương lái còn gặp rất nhiều khó khăn. Thủ tục hành chính phức tạp đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Thương lái tiếp cận nguồn vốn chủ yếu từ việc thế chấp tài sản đất đai, ghe. Qua số liệu phân tích, số thương lái cho rằng lãi vay quá cao (70,00%) đang là nguyên nhân dẫn đến thương lái không vay được vốn, tiếp theo là tài sản thế chấp (66,67%). Bên cạnh đó, điều kiện cho vay khó khăn (60,00%). Có 63,33% số thương lái phỏng vấn đánh giá thủ tục hành chính rườm rà nên không vay được vốn.
Bảng 4.29. Những khó khăn thương lái gặp phải khi vay tiền từ các tổ chức tín dụng
TT Nguyên nhân Số lượng
(DN) Tỷ lệ (%)
1 Thủ tục hành chính 18 60,00
2 Điều kiện cho vay quá khó khăn 19 63,33
3 Lãi suất cao 21 70,00
4 Không đủ tài sản thế chấp 20 66,67
4.2.2.2. Lao động
Hoạt động thu gom lúa của thương lái đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn do đó hầu hết thương lái đầu khó khăn khi thuê lao động, lao động chủ yếu là từ hộ gia đình. Nguồn lao động có kinh nghiệm ít, do đó rất khó khăn để thương lái tăng thêm ghe và công suất để tăng khối lượng thu mua và cung ứng. Hiện nay, các nhà máy xay xát, doanh nghiệp mở rộng hoạt động, bao gồm cả việc tổ chức đội ngũ thu mua lúa, với nguồn vốn lớn và tối giản chi phí nên cạnh tranh lớn với thương lái.
4.2.3. Các yếu tố bên ngoài
4.2.3.1. Các yếu tố đầu vào
Thời tiết:Thời tiết là yếu tố ảnh hưởng chính đến hiệu quả hoạt động của
thương lái. Hiệu quả hoạt động của thương lái phụ thuộc phần lớn vào yếu tố thời tiết. Thời tiết là yếu tố khó dự báo chính xác và ảnh hưởng đến khối lượng cũng như chất lượng cung ứng gạo nguyên liệu của thương lái cho nhà máy, doanh nghiệp.
+ Về khối lượng: Qua nghiên cứu cho thấy, mưa nhiều vào thời điểm thu hoạch sẽ làm tăng khối lượng lúa và giảm tỷ lệ thu hồi gạo của thương lái. Qua điều tra từ thương lái, khối lượng gạo nguyên liệu (gạo lức) giảm từ 0,4-0,5 kg/giạ trong thời điểm mưa từ 1-2 ngày, khối lượng gạo nguyên liệu giảm từ 0,8- 1,0 kg/giạ khi mưa từ 3-5 ngày và giảm 1,0-1,5 kg khi mưa từ 6-10 ngày liên tục. Khi mưa liên tục, thương lái phần lớn đều có gắng đàm phán với người sản xuất lùi lại thời điểm thu hoạch tuy nhiên thường không thực hiện được do phụ thuộc vào máy cắt.
+ Về chất lượng: Yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh đến chất lượng gạo thành phẩm và nguyên liệu. Qua khảo sát cho thấy, mưa từ 2-5 ngày làm gạo thành phẩm giảm, mặt gạo đen và gãy nhiều, mức giá giảm từ 200-300 đồng/kg. Trong khi đó, nắng nhiều trong thời điểm thu hoạch cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng khiến gạo gãy nhiều, tỷ lệ tấm cao.
Các yếu tố đầu vào:Yếu tố đầu vào của thương lái là giá lúa, chi phí vận
chuyển, tỷ lệ thu hồi. Những loại đầu vào này chiếm tỷ lệ khá lớn trong giá thành sản phẩm nên khi giá cả đầu vào biến động tăng lên sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng theo. Giá lúa tươi chiếm đến 97,41% chi phí đầu vào của thương lái.
Tín dụng, ngân hàng:Qua nghiên cứu cho thấy, chỉ có 10 hộ thương lái có vay vốn tín dụng từ các ngân hàng, chiếm tỷ lệ 33%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ khảo sát các nhà kho, doanh nghiệp là 100% đều vay vốn từ các ngân hàng. Các hộ thương lái đều phải cầm cố tài sản về nhà, ghe để được vay vốn, vốn vay thường ở mức 200-250 triệu đồng, đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu của thương lái khi đi mua lúa. Lượng vốn càng lớn sẽ giúp tăng hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh của thương lái. Vì vậy, nếu lãi suất tiền vay ở mức hợp lý, khả năng tiếp cận tín dụng dễ dàng sẽ là điều kiện thuận lợi cho thương lái nâng cao hiệu quả hoạt động của mình trong chuỗi.
Thời vụ: Hoạt động thu gom của thương lái bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố
thời vụ. Thời vụ ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng gạo, đặc biệt là nhóm gạo đặc sản, gạo thơm, chất lượng cao. Chất lượng gạo ảnh hưởng lớn đến thu nhập của thương lái. Chất lượng gạo càng cao thì nhu cầu từ nhà kho và thị trường càng nhiều, thương lái sẽ tăng cường hoạt động thu mua và cung ứng. Đối với các thương lái chuyên đi hàng gạo thơm, đặc sản thì vụ Đông Xuân có doanh thu và lợi nhuận lớn nhất do gạo thơm chủ yếu được trồng ở vụ này. Đối với thương lái lúa IR 50404 thì vụ Hè Thu có mức doanh thu lớn nhất, chiếm 32,28% doanh thu cả năm.
4.2.3.2. Các yếu tố khác
Cơ sở hạ tầng: Điều kiện cơ sở vật chất có vai trò quan trọng đối với hoạt động của các tác nhân, ở đây chủ yếu đề cập đến hệ thống giao thông, hệ thống nhà kho, nhà máy xay xát, doanh nghiệp. Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong lưu thông, phân phối. Qua khảo sát cho thấy, tại Sa Đéc hệ thống giao thông đường bộ chưa đáp ứng được về yêu cầu vận chuyển bằng container do hệ thống đường, cầu có trọng tải nhỏ làm giảm lợi thế cạnh tranh so với các khu vực khác. Tuy nhiên, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng của cả một vùng không hề đơn giản do đòi hỏi chi phí rất lớn.
Giống, dịch bệnh: Yếu tố giống và dịch bệnh ảnh hưởng đến chất lượng
lúa gạo. Việc sử đụng giống xác nhận sẽ làm tăng chất lượng lúa thu hoạch, giảm được sâu bệnh. Qua khảo sát, việc sử dụng giống xác nhận còn thấp, chỉ có 36,67% người sản xuất sử dụng giống xác nhận nên tỷ lệ sâu bệnh lúa còn nhiều. Bên cạnh đó, một số giống lúa rơi vào thoái hóa và giảm chất lượng sau một thời gian canh tác như giống lúa OM 6976 trong thời gian qua tại Đồng Tháp.
4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG LÁI TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ GẠO XUẤT KHẨU TẠI TỈNH ĐỒNG LÁI TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ GẠO XUẤT KHẨU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
4.3.1. Xây dựng liên kết giữa thương lái và các tác nhân khác
* Phát triển các mối liên kết ngang thương lái
Lợi thế của liên kết ngang nhằm tạo ra quy mô lớn hơn, tạo ra sự đồng nhất trong việc áp dụng quy trình thu mua, cung ứng theo yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp cũng như thương lái giảm được chi phí đầu vào thông qua việc ký hợp đồng với các tổ hợp tác, hợp tác xã. Xu hướng thực hiện cánh đồng lớn và tổ hợp tác ngày càng phát triển do đó thương lái cần phải liên kết chặt chẽ để tăng tính cạnh tranh. Phát triển các mối liên kết ngang sẽ khai thác tốt hơn tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
Qua nghiên cứu cho thấy, tính liên kết của thương lái tại Đồng Tháp còn thấp, chỉ có hơn 30% thương lái có tham gia vào các tổ đội thu mua lúa tuy nhiên tính liên kết còn thấp, chưa có sự chia sẻ thông tin tích cực giữa các thương lái. Do đó, để tăng cường liên kết ngang giữa thương lái với nhau cần phải tăng cường thành lập các tổ hợp tác, chia sẻ với nhau về các kiến thức kỹ thuật, các kinh nghiệm trong thu mua và cung ứng. Với các tổ hợp tác đã hình thành, cần phải tăng cường sự trao đổi của các thương lái với nhau, chia sẻ, cảnh báo rủi ro với các thương lái trong cùng tổ. Đồng thời, đây cũng là điều kiện thuận lợi để hệ thống khuyến nông Nhà nước hỗ trợ phát triển cũng như quản lý các thương lái trong việc cạnh tranh.
* Phát triển các mối liên kết giữa thương lái với các tác nhân khác trong chuỗi
Thương lái với người sản xuất, tổ hợp tác: Tính liên kết giữa thương lái với người sản xuất qua nghiên cứu cho thấy còn yếu nên mua bán phải qua khâu trung gian làm giảm lợi nhuận của thương lái cũng như người sản xuất. Trung gian lúa đóng vai trò quyết định giá lúa và đứng ra thương thảo với người sản xuất. Những hoạt động này thương lái và người sản xuất có thể thực hiện được với nhau khi cùng chia sẻ thông tin, liên kết. Qua nghiên cứu cũng cho thấy rằng, để nâng cao hiệu quả của thương lái cũng như người sản xuất cần phải tăng cường mối liên kết giữa người sản xuất và tổ hợp tác thông qua trao đổi thông tin, hạn chế vai trò của trung gian. Hoàn thiện cơ sở pháp lý hợp đồng giữa thương lái và người sản xuất, đảm bảo quyền lợi giữa thương lái và người sản xuất.
Tăng cường liên kết giữa thương lái và nhà máy, doanh nghiệp xuất khẩu: Qua nghiên cứu, tỷ lệ thương lái và doanh nghiệp mua bán qua hợp đồng rất thấp, 83,33% không có hợp đồng mua bán. Do vậy, cần phải tăng cường, khuyến khích mua bán qua hợp đồng giữa thương lái và doanh nghiệp. Hoàn thiện cơ sở pháp lý hợp đồng mua bán giữa thương lái và nhà máy, doanh nghiệp xuất khẩu. Hình thành các tổ đội thương lái có liên kết chặt với nhà kho, doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hỗ trợ về vốn cho thương lái để tăng năng suất cung ứng, hạn chế chi phí về vận chuyển, trung gian, để giảm giá thành cho thương lái và doanh nghiệp.
* Cải tiến mô hình thể chế và tổ chức sản xuất – kinh doanh lúa gạo
Tại vùng ngập sâu, tập trung hình thành vùng chuyên canh hàng hóa tổ chức sản xuất theo mô hình “cánh đồng liên kết”, trong đó:
+ Tổ chức các hình thức hợp tác của nông dân (tổ hợp tác hay các HTX) có nhiệm vụ tổ chức nông dân để quản lý sản xuất theo đúng quy trình đồng bộ, giúp dân thực hiện các dịch vụ kĩ thuật thống nhất (tưới nước, làm đất, xuống giống, chăm sóc và thu hoạch…). Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn kĩ thuật của các doanh nghiệp liên kết. Đại diện cho các hộ nông dân giao thiệp với các doanh nghiệp và các cơ quan cung cấp dịch vụ đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
+ Tổ chức các hình thức liên kết của các doanh nghiệp (gắn doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa các hoạt động kinh doanh với hoạt động chế biến…)để thống nhất hợp đồng với nông dân, đảm bảo khép kín trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thực hiện các dịch vụ gia tăng giá trị nông sản và phối hợp với nông dân hoàn thành đồng bộ quy trình sản xuất: tiến hành thu mua, kho chứa, sấy, chế biến, tiêu thụ.
+ Các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất và kinh doanh như cung cấp tín dụng dài hạn để mua máy móc, hỗ trợ xây dựng cơ bản, tín dụng ngắn hạn để mua vật tư thiết bị; hoạt động khuyến nông hướng dẫn tiến bộ kĩ thuật, cung cấp giống, bảo dưỡng máy móc, bảo vệ thực vật… sẽ được tiến hành bởi các cam kết liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp hoặc do hợp tác xã cung cấp dưới sự hỗ trợ của chính quyền và các dự án hỗ trợ.
+ Quy hoạch cụm công nghiệp – dịch vụ tập trung tại các vùng chuyên canh, biến Đồng Tháp thành trung tâm chế biến và xuất khẩu lúa gạo vùng ĐBSCL. Tại các cụm công nghiệp – dịch vụ trung tâm, phát triển hệ thống dịch vụ đồng bộ cho sản xuất và kinh doanh lúa gạo như dịch vụ cung cấp giống, phân thuốc, dịch vụ
BVTV, dịch vụ cung cấp và sửa chữa máy nông nghiệp, KHCN và khuyến nông, trường đào tạo nghề cho nông dân trồng lúa, dịch vụ kho bãi, thông tin thị trường, quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại và đầu tư.
+ Trên cơ sở kế hoạch phát triển thị trường được xây dựng với sự tham gia của doanh nghiệp, tiến hành quy hoạch vùng chuyên canh lúa xuất khẩu, sử dụng giống lúa chất lượng cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới tiết kiệm vật tư, mở rộng quy mô sản xuất, hoàn chỉnh đồng ruộng, áp dụng cơ giới hóa và tưới tiêu bằng điện để có sản phẩm chất lượng đồng đều và giá thành thấp
4.3.2. Giải pháp về tăng cường chia sẻ thông tin giữa các tác nhân
Trong chuỗi giá trị gạo tại Đồng Tháp, thương lái thường có ít thông tin thị trường hơn so với nhà máy và doanh nghiệp xuất khẩu. Mức độ chia sẻ thông tin giữ thương lái với người sản xuất, thương lái với nhà máy, doanh nghiệp hạn chế nên các hoạt động thu mua, cung ứng phải qua trung gian nhiều. Chính điều này làm giảm lợi thế cạnh tranh trong chuỗi giá trị nên thương lái thường bị thiệt thòi hơn so với các tác nhân khác. Hỗ trợ các tác nhân trong chuỗi có được đầy đủ thông tin thị trường cần phải xây dựng được hệ thống thông tin và hệ thống này