Thông tin trao đổi giữa thương lái và người mua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 79 - 86)

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Về nguồn thông tin về giá cả:Về giá cả đầu vào, thương lái dựa vào nhu

cầu các nhà kho và doanh nghiệp để quyết định số lượng và chủng loại thu mua. Về giá cả đầu vào, thương lái lại chủ yếu dựa vào trung gian để biết được chủng loại nguyên liệu và số lượng lúa tại địa phương do lực lượng trung gian tại các vùng nắm nhiều thông tin này mà người sản xuất không thể nắm bắt được. Thương lái thường dựa vào ít nhất 2 trung gian để khảo sát giá lúa, chất lượng và nguồn cung. Nguồn cung cấp thông tin về giá cả cho thương lái thu gom là từ tham khảo từ trung gian, người sản xuất và thương lái khác. Theo số liệu khảo sát, có 83,33% số thương lái tham khảo giá từ trung gian và người sản xuất và 16,67% tham khảo giá từ các thương lái khác.

0% 20% 40% 60% 80%Giá lúa Chất lượng gạo Chủng loại, vùng nguyên liệu Tiến độ thu

Về chất lượng thông tin: Qua khảo sát cho thấy, 90% thương lái cho biết thông tin từ trung gian và người sản xuất là chính xác. Trong khi đó chỉ có 50% thương lái cho biết mức giá giao dịch thường thấp hơn so với mức giá chào mua từ 20-50 đồng/kg so với mức giá nhà kho chào mua, chủ yếu nhà kho hạ giá do yêu cầu về độ ẩm. Nhà kho thường đưa mức giá cao hơn mức giá giao dịch thực tế để thương lái đến cung ứng tuy nhiên khi khối lượng thu mua đủ nhà kho thường đưa ra mức giá thấp hơn.

4.1.6. Chi phí và lợi nhuận của thương lái

Với khối lượng cung ứng gạo hàng năm của thương lái qua khảo sát là 1953 tấn trong năm 2015, trong đó hộ có khối lượng lớn nhất là 4040 tấn và hộ có khối lượng nhỏ nhất là 960 tấn. Trung bình mỗi hộ có lợi nhuận là 226 triệu đồng, hộ có lợi nhuận lớn nhất là 480 triệu đồng và hộ có mức lợi nhuận nhỏ nhất là 117 triệu đồng. Với mức giá bán ra trung bình gạo nguyên liệu IR 504 là 6711 đồng/kg, trung bình gạo dài là 7207 đồng/kg và trung bình gạo thơm, đặc sản là 8169 đồng/kg, tại kho.

Bảng 4.22. Chi phí mua lúa tươi tại đồng của thương lái

ĐVT: tấn

Khoản mục chi phí Giá trị

(ngàn đồng) Tỷ lệ (%)

Mua lúa tươi 6959 97,41

Xăng dầu vận chuyển (mua, bán) 100 1,40

Trung gian (lúa) 20 0,28

Trung gian (gạo) 20 0,28

Chi phí lãi vay 10 0,14

Bốc xếp 30 0,42

Khấu hao + duy tu trang thiết bị 5 0,07

Tổng cộng 7144 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) Tính cho 1 tấn gạo nguyên liệu thì chi phí trung gian chiếm 97,24% doanh thu, giá trị gia tăng chiếm 2,76%. Trong tổng giá trị gia tăng, chi phí trung gian

cả mua và bán chiếm đến 20%, chi phí bốc xếp là 15%. Thương lái có mức lãi gộp 120 ngàn đồng, lãi ròng 115 ngàn đồng, không tính đến chi phí lao động do chủ yếu là lao động của hộ. Các chỉ số tài chính cho thấy việc kinh doanh của thương lái mua lúa và bán gạo nguyên liệu có lợi nhuận rất thấp. So với tổng chi phí, thương lái đạt mức lãi ròng 1,63%; lãi gộp 1,70%;

Bảng 4.23. Hạch toán doanh thu, chi phí hộ thương lái 2015

ĐVT: tấn

Khoản mục Giá trị (đ) % trong

doanh thu

% trong IC. VA

Doanh thu (P) 7.259.000 100,0

Chi phí trung gian (IC) 7.059.000 97,24 100,0

Mua lúa tươi 6.959.000 98,58

Xăng dầu vận chuyển (mua. bán) 100.000 1,44

Giá trị gia tăng (VA) 200.000 2,76 100,0

Trung gian (mua) 20.000 10,00

Trung gian (bán) 20.000 10,00

Chi phí lãi vay 10.000 5,00

Bốc xếp 30.000 15,00

Lãi gộp (GPr) 120.000 60,00

Khấu hao + duy tu trang thiết bị 5.000

Lãi ròng (NPr)

115.000

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Với mức cung ứng bình quân là 1953 tấn/năm, thương lái có mức thu nhập khoảng 226 triệu đồng/năm cho 02 lao động trong 12 tháng, bình quân khoảng 9,2 triệu đồng/tháng/lao động thu mua. Đây là mức thu nhập khá cao ở vùng nông thôn tuy nhiên so với mức thu nhập của các tác nhân khác trong chuỗi giá trị lại ở mức thấp. Thực tế có một số hộ thương lái có cuộc sống ổn định sau nhiều năm thu mua lúa, mặc dù họ cho rằng công việc này cũng rất vả và rủi ro nhiều, tỷ lệ hòa vốn và thua lỗ tăng lên nhiều do những năm gần đây giá gạo biến động bất thường và đặt cọc mua lúa trước nhiều ngày.

Bảng 4.24. Phân tích kinh tế các tác nhân trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại Đồng Tháp Tác nhân Tổng chi phí (đồng/kg) Giá bán (đồng/kg) Lợi nhuận (đồng/kg) Sản lượng trung bình (tấn) Lợi nhuận trung bình (triệu đồng) Người sản xuất 4372 5212 840 32.4 27,216 Thương lái 7143 7259 116 1953 226,548 NM xay xát 7419 7464 45 11948 537,660 NM lau bóng 8022 8100 78 26300 2.051,400 DN xuất khẩu 8400 8624 224 22150 4.961,600

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Qua nghiên cứu, người sản xuất có mức phân bổ lợi nhuận cao nhất trong chuỗi giá trị xuất khẩu gạo là 840 đồng/kg tuy nhiên sản lượng trung bình là 32,4 tấn/năm nên chỉ thu được 27,2 triệu đồng/năm. Nhà máy xay xát có mức phân bổ lợi nhuận thấp nhất nhưng sản lượng lớn nên trung bình mỗi nhà máy thu được 537 triệu đồng/năm. Nhà máy lau bóng có lợi nhuận trung bình là 2051 triệu đồng. Doanh nghiệp xuất khẩu có mức lợi nhuận hàng năm lớn nhất là 4961 triệu đồng. Như vậy, so với lợi nhuận của các tác nhân khác trong chuỗi giá trị xuất khẩu, lợi nhuận của thương lái tương đối cao so với người sản xuất tuy nhiên so với các tác nhân còn lại ở mức thấp hơn nhiều.

Bảng 4.25. Chi phí, lợi nhuận của thương lái theo mùa vụ của thương lái 2015 thương lái 2015

Mùa vụ Giá thành (đồng/kg) (đồng/kg) Giá bán (triệu đồng) Thu nhập

Tỷ lệ lợi nhuận (%) Khối lượng (tấn) Đông Xuân 2015 7445 7559 110 49 969 Hè Thu 2015 6552 6668 64 28 554 Thu Đông 2015 7989 8109 52 23 430 Tổng 2015 226 100 1953

Về lợi nhuận theo chủng loại, lợi nhuận trung bình lúa IR 504 ở mức thấp nhất ở mức 100 đồng/kg, lúa thơm, đặc sản đem lại cho thương lái mức lợi nhuận trung bình là 142 đồng/kg, lúa dài ở mức 131 đồng/kg. Lúa IR 504 chiếm tỷ lệ lớn nhất về khối lượng là 54,96% nhưng chỉ đem lại cho thương lái 47,39% lợi nhuận. Lúa thơm, đặc sản chỉ chiếm 17,67% đem lại cho thương lái 21,72% lợi nhuận do phần lớn gạo thơm thương lái bán trực tiếp cho các doanh nghiệp ở dạng gạo thành phẩm nên đem lại mức lợi nhuận cao hơn. Trong khi đó, hầu hết lúa IR 504 được bán dưới dạng gạo xô và các doanh nghiệp phải đánh bóng nên mức lợi nhuận của lúa IR 504 thấp hơn.

Bảng 4.26. Chi phí, lợi nhuận của thương lái theo chủng loại của thương lái 2015 của thương lái 2015

Chủng loại Tổng lợi nhuận (triệu đồng) Cơ cấu (%)

Khối lượng (tấn) Cơ cấu (%) Lợi nhuận trung bình (đồng/kg) Lúa IR 504 3216 47,39 32200 54,96 100 Lúa dài 2097 30,89 16040 27,38 131 Lúa thơm đặc sản 1474 21,72 10350 17,67 142 Tổng 6788 100,00 58590 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Theo mùa vụ cho thấy, vụ Đông Xuân có mức lợi nhuận cao nhất, lợi nhuận trung bình lúa IR 504 và Thơm vụ Đông Xuân lần lượt là 169 đồng/kg và 152 đồng/kg do chất lượng gạo vụ Đông Xuân cao hơn so với các vụ mùa khác. Về khối lượng, lúa Thơm, đặc sản chủ yếu được trồng trong vụ này, chiếm 73,14% khối lượng trong năm 2015, lúa dài vụ Đông Xuân chiếm 50,12% khối lượng cả năm. Vụ Hè Thu, khối lượng lúa IR 504 chiếm tỷ lệ lớn nhất lên tới 43,31% do các địa phương xuống giống lúa IR 504 nhiều. Lợi nhuận trung bình lúa dài vụ Hè Thu cao nhất là 138 đồng/kg do chất lượng gạo hạt dài vụ Hè Thu cao. Vụ Thu Đông, lợi nhuận trung bình lúa IR 504 thấp nhất, chỉ đạt 71 đồng/kg do nhu cầu cuối năm về gạo từ các doanh nghiệp IR 504 yếu nên giá gạo ở mức thấp. Như vậy, theo yếu tố về mùa vụ cho thấy vụ Đông Xuân quan trọng nhất đối với thương lái, thực tế cho thấy hầu hết thương lái và doanh nghiệp đều hoạt động mạnh vào vụ này. Vụ Hè Thu, có khối lượng lúa IR 504 lớn tuy nhiên chất lượng gạo thấp nên đem lại mức lợi nhuận thấp hơn.

Bảng 4.27. Tỷ suất lợi nhuận của thương lái theo mùa vụ và chủng loại 2015

Chủng

loại Chỉ tiêu Đơn vị

Vụ Đông Xuân 2015 Vụ Hè Thu 2015 Vụ Thu Đông 2015 Tổng Lúa IR 504

Lợi nhuận Triệu đồng 1191 1230 795 3216

Khối lượng Tấn 7030 13930 11240 32200

Tỷ suất lợi

nhuận Đồng/kg 169 88 71 100

Lúa dài

Lợi nhuận Triệu

đồng 1045 547 504 2097 Khối lượng Tấn 8040 3960 4040 16040 Tỷ suất lợi nhuận Đồng/kg 130 138 125 131 Lúa thơm, đặc sản

Lợi nhuận Triệu đồng 1078 144 252 1474

Khối lượng Tấn 7110 1410 1830 10350

Tỷ suất lợi

nhuận Đồng/kg 152 102 138 142

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) 4.1.7. Rủi ro của thương lái

4.1.7.1. Rủi ro về hoạt động thu mua

- Thiếu hụt khối lượng:Qua khảo sát cho thấy, thiếu hụt khối lượng lúa của thương lái chủ yếu do 2 nguyên nhân chính như:

- Do thời tiết: Qua khảo sát cho thấy, hầu hết thương lái cho biết hoạt động thu mua và cung ứng bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố thời tiết. Diễn biến thời tiết mưa nắng thất thường sẽ ảnh hưởng đến giá thành gạo nguyên liệu, chất lượng gạo. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của thương lái trong mỗi hoạt động. Qua nghiên cứu, 100% thương lái cho rằng rủi ro về thời tiết là rủi ro chính trong hoạt động thu mua. Mưa nhiều vào thời điểm thu hoạch sẽ làm tăng khối lượng lúa và giảm tỷ lệ thu hồi gạo của thương lái. 24/30 hộ thương lái tương ứng với 80% số hộ khảo sát cho biết tỷ lệ gạo nguyên liệu giảm 10-15%, 2/30 tương ứng với 6,7% giảm dưới 10% và 4/30 tương ứng với 13,5% giảm trên 15%. Trong khi đó, nắng dài ngày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gạo nguyên liệu làm tăng tỷ lệ bạc và tấm do gạo gãy nhiều sẽ kéo giá gạo nguyên liệu giảm xuống.

- Do người sản xuất:Thiếu hụt khối lượng lúa khi thu mua do người sản xuất thường xảy ra khi giá lúa tại thời điểm thu hoạch cao hơn so với giá lúa thương lái đặt cọc trước đó. Người sản xuất bán lúa cho thương lái khác trả cao hơn so với mức giá đã đặt cọc hoặc chỉ giao một phần lượng lúa đặt cọc còn lại bán cho thương lái sau với mức giá cao hơn. Qua khảo sát, tỷ lệ thiếu hụt khối lượng trung bình là từ 10-12 chuyến/năm, tương đương với 10% tổng số chuyến thương lái đi trung bình hàng năm. Bên cạnh đó, yếu tố về năng suất lúa thất thường do thời tiết cũng ảnh hưởng khối lượng thu mua.

- Chất lượng lúa thu hoạch giảm:Nguyên nhân dẫn đến chất lượng lúa thu hoạch giảm là do thời tiết và con người người tác động. Thứ nhất, về thời tiết bị ảnh hưởng thường do mưa kéo dài và nắng liên tục khiến chất lượng gạo nguyên liệu và thành phẩm giảm. Thứ hai do người sản xuất tác động có chủ ý làm tăng khối lượng và làm giảm chất lượng lúa gạo. Một số tác động như: người sản xuất cắt sai thời điểm đã hợp đồng với thương lái, điều chỉnh máy gặt không sạch làm tăng khối lượng lúa, sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch, bơm nước vào ruộng trước khi thu hoạch, đấu trộn, gieo trồng lúa cấp thấp với lúa cao cấp làm tăng khối lượng.

Hộp 4.5. Rủi ro thu mua lúa của thương lái

Mặc dù có hợp đồng với người sản xuất bằng văn bản và đặt cọc trước tuy nhiên tỷ lệ người sản xuất bẻ cọc là rất lớn. Chúng tôi thường xuyên thu mua không đạt mức sản lượng dự kiến do người sản xuất bán cho thương lái khác đưa ra mức giá cao hơn. Chi phí thu mua bị đội lên nhiều do phải mua bù ở đồng khác với giá cao. Người sản xuất thường xuyên vi phạm hợp đồng. Chúng tôi hợp đồng cắt vào thời điểm 10h sáng tuy nhiên nhiều người sản xuất cắt vào thời điểm lúc 7h sáng để cho tăng trọng lượng. Mỗi trường hợp như vậy, thương lái thường bị thiệt hại 0,5kg gạo nguyên liệu/ giạ lúa (20kg), tương đương khoảng 150-160 đồng/kg gạo nguyên liệu. Thời điểm nắng nhiều, người sản xuất cho cắt qua đêm, sương xuống cũng làm tăng trọng lượng lúa. Nhiều người sản xuấtđiều chỉnh máy cắtthổi không sạch khiến trọng lượng lúa tăng. Mỗi chuyến như vậy là nắm chắc phần thua lỗ. Nếu không mua thì mất tiền cọc 200 đồng/kg và chi phí đi lại rất lớn.

Một số địa phương người sản xuất sạ lúa IR 50404 lẫn với lúa dài. Họ thường sạ lúa IR 50404 sau 5-7 ngày so với lúa dài nên thương lái không phát hiện được. Bình thường mỗi bao lúa dài nặng 45kg tuy nhiên khi sạ chung với lúa IR 50404 tăng lên 47-48 kg. Khi đó, phải bán gạo dài với giá thấp vì độ lẫn nhiều, nhà kho không mua.

đủ đường. Giá lúa tăng nhanh hơn giá gạo, giá gạo giảm mạnh thì thiệt hại nặng, giá gạo tăng thì người sản xuất bẻ cọc lúa. Trong mấy năm qua, nhiều thương lái cũng đã nghỉ chuyển qua nghề khác. Muốn đi mua lúa thì cũng phải có cả tỷ bạc, nhà nào không có vốn mà đi vay thì đều đã nghỉ, đi ghe không đủ tiền trả vay lãi. Một số thương lái chuẩn bị hợp đồng và thêm phần đại diện của ấp, xã tại địa phương xác nhận. Tuy nhiên chưa thấy trên diện rộng nên chưa rõ mức độ hiệu quả thế nào.

Mẫu hợp đồng của thương lái:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 79 - 86)