Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 34 - 36)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cở sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm quốc tế

* Kinh nghiệm tại Ấn Độ

Tại Ấn Độ, nông hộ chiếm phần lớn sản xuất lúa gạo tại nước này do đó thương lái lúa gạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị gạo và tiêu thụ lúa gạo cho người sản xuất. Thương lái lúa gạo tại Ấn Độ bao gồm 2 loại thương lái nhỏ và thương lái lớn (Mundi). Thương lái nhỏ thường không có nguồn cung lúa gạo ổn định, chi phí giao dịch cao hơn, chi phí đầu tư ít và có mức giá chênh lệch lớn. Trong khi đó, thương lái lớn (Mundi) có nguồn cung ổn định do có liên kết với nông hộ và trang trại lớn, có chi phí giao dịch thấp và chênh lệch giá ít do đó có nhiều lợi thế trong việc cung ứng và thu mua.

Nghiên cứu tiếp thị nông sản ở Ấn Độ của KT. Chandy (2010) chỉ ra rằng thông thường người sản xuất sẽ phải tiếp cận thị trường chính thống thông qua hệ thống thương lái. Theo ước tính có đến 85% lúa mì, 75% các loại hạt có dầu, 90% sợi đay ở Tây Bengal và 60% lúa mì, 70% số hạt có dầu và 35% bông ở Punjab được bán theo hình thức này. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hệ thống thương lái không chỉ tạo ra các tác động tiêu cực (tăng giá tiêu dùng, giảm lợi nhuận của người sản xuất…) mà hệ thống này cũng có rất nhiều lợi ích và đây chính là nguyên nhân hệ thống này vẫn đang tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, hệ thống này cần được tổ chức một cách hợp lí, giảm bớt về số khâu để có thể cân đối lợi ích cho cả thương lái và người sản xuất, tránh mất cân đối trong phân bổ giá trị như hiện tại.

Nghiên cứu của Anderson và BM. Henehan (2003) về Thực trạng và những vấn đề xung quanh việc "Phải loại bỏ Trung gian" cũng chỉ ra rằng hệ thống trung gian luôn có 2 mặt: tạo ra những lợi ích không nhỏ cho quá trình thương mại nông sản đồng thời cũng gây thiệt hại cho người sản xuất nếu không được kiểm soát hợp lí. Nghiên cứu tập trung phân tích và đưa ra 3 kết luận chính là: i) Hệ thống trung gian đã và đang tồn tại rất phổ biến trong thương mại nông sản như một thực tế tất yếu khách quan tương ứng với nhu cầu của các khâu trong tiếp thị nông sản; ii) Quan niệm về việc “cần loại bỏ hoàn toàn trung gian” là sai lầm vì rất có thể người sản xuất sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn nhằm kết nối với các khâu trước và sau mình trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ; và iii) Không nên xây dựng ý thức cần có quan hệ đối đầu với hệ thống trung gian mà cần tìm ra cách thức, mô hình để xây dựng mối quan hệ hợp lí, đôi bên cùng có lợi với hệ thống này.

*Kinh nghiêm tại Châu Phi

Nghiên cứu của A. Anteneh, R. Muradian and R. Ruben (2011) về “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn kênh bán hàng của người dân trồng cà phê. Trường hợp nghiên cứu ở Sidama Zone, Ethiopia” cho biết người người sản xuất vùng này có 4 lựa chọn chính để đưa sản phẩm cà phê của mình tới thị trường là hiệp hội, thương lái tư nhân, quen biết với người thuộc hiệp hội và các thương lái không chính thức. Ngược lại với sự kỳ vọng: mọi người người sản xuất thuộc hiệp hội sẽ thông qua kênh thương mại hiệp hội và người người sản xuất không thuộc hiệp hội sẽ bán cho các thương lái tư nhân, nghiên cứu chỉ ra: 42% người sản xuất thuộc hiệp hội (chủ yếu là những người sản xuất trẻ tuổi, học vấn tốt, có thu nhập cao ngoài nông nghiệp, hay có nhiều đất trồng cà phê) thường bán sản phẩm cho các thương lái tư nhân, nguyên nhân là do hiệp hội thường không đảm bảo khả năng trả ngay bằng tiền mặt khi giao hàng; 46% người sản xuất không thuộc hiệp hội thường thông qua con đường quen biết để bán hàng của mình.

Nghiên cứu “Tăng cường doanh thu và hiệu quả thị trường trong thương mại nông sản” (2003) của Marcel Fafchamps, Eleni Gabre-Madhin và Bart Minten chỉ ra rằng sự tồn tại của các thương lái nhỏ không phải là nguyên nhân dẫn đến sự không hiệu quả của thị trường nông sản tại các nước Châu Phi khu vực hạ Sahara mà chủ yếu do trình độ kỹ thuật cũng như thị trường tại khu vực này chưa phát triển. Cụ thể, các thành phần tham gia thị trường nông sản các nước này thường ít sử dụng các công nghệ thông tin vào việc thanh toán bằng hóa đơn, trả tiền bằng séc, các hình thức kiểm soát chất lượng hàng hóa cũng như các sàn giao dịch nông sản. Trong điều kiện trên, thậm chí các thương lái quy mô lớn cũng không thu được lợi thế về lợi nhuận so với các thương lái quy mô nhỏ. Do đó, để nâng cao thị trường nông sản, các nước này cần tiến hành hiện đại hóa cơ chế thị trường mà không nên đưa ra các chính sách hạn chế các thương lái quy mô nhỏ.

Nghiên cứu về “Xây dựng mối quan hệ giữa thương lái và người sản xuất tại châu Phi”,(2010) của Royal Tropical Institute và International Institute of Rural Reconstruction của Châu Phi cho thấy tại nhiều nước châu Phi, người người sản xuất thường suy nghĩ tiêu cực về các thương lái và cho rằng họ bị các thương lái bóc lột. Tuy nhiên, các thương lái lại giữ một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng và người người sản xuất sẽ được lợi nếu hai bên xây dựng một

mối quan hệ thích hợp. Nhiều thương lái tại khu vực này có quy mô nhỏ, ít vốn và chịu sự chi phối giá của các nhà bán buôn lớn. Do hạn chế về phương tiện vận chuyển và bảo quản hàng sau khi thu mua, họ phải đối mặt với việc suy giảm về chất lượng và hao hụt nông sản sau thu mua.

Theo nghiên cứu International Fund for Agricultural Development về “Gia tăng thu nhập của các hộ người sản xuất quy mô nhỏ thông qua việc hỗ trợ các thương lái ở nông thôn” (2012), tại Mozambique, các thương lái quy mô nhỏ được đào tạo và hỗ trợ để phát triển mạng lưới thị trường hiệu quả hơn. Kết quả là chính những người người sản xuất có quy mô nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường và có điều kiện cải thiện thu nhập của họ. Nghiên cứu cũng cho thấy với việc cung cấp thông tin thị trường cho các thương lái có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất nông sản cũng từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Bằng cách giúp các thương lái tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ tài chính, các Chính phủ có thể quản lý tốt hơn các thương lái và quan hệ giữa thương lái với người người sản xuất trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 34 - 36)