Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 36 - 37)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cở sở thực tiễn

2.2.3. Kinh nghiệm trong nước

* Thương lái nghêu tại Trà Vinh

Trong nghiên cứu phân phối lợi ích và chi phí trong chuỗi giá trị nghêu trắng của Huỳnh Văn Hiền, Lê Xuân Sinh (2011), các tác giả đã chỉ ra rằng thương lái có vai trò lớn đối với sản xuất và tiêu thụ nghêu ở Trà Vinh và ĐBSCL. Trung bình, mỗi thương lái thu mua từ 70-80 đợt/năm và đóng vai trò quan trọng trong khâu thu mua nghêu tại địa phương. Do đó, cần khuyến khích và tăng cường năng lực của thương lái địa phương. Các thương lái nghêu thương phẩm cần được tập huấn về bảo quản chất lượng nghêu thương phẩm, soạn thảo hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật và đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia. Nếu các nhà máy chế biến có hợp đồng trực tiếp với các cơ sở nuôi nghêu thương phẩm sẽ giúp giảm bớt vai trò của các thương lái nghêu đồng thời giảm rủi ro cho các cơ sở nuôi nghêu thương phẩm. Nhưng có thể khuyến khích họ tham gia trực tiếp hoặc hỗ trợ các HTX/THT nghêu về khâu cung ứng nghêu giống và tiêu thụ nghêu thương phẩm.

* Thương lái dừa tại Bến Tre

Trong nghiên cứu Phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre, Trần Tiến Khai (2011), tác giả đã chỉ ra thương lái thu gom dừa tươi là một nhóm tác nhân quan

trọng trong chuỗi giá trị dừa ở Bến Tre. Tác nhân này có chức năng quan trọng là nối kết giữa người sản xuất dừa và thị trường, tập trung nguồn sản phẩm từ các vùng trồng phân tán, tạo cơ hội để thương mại sản phẩm tốt hơn. Quan hệ thương mại giữa người thu gom dừa tươi và người sản xuất trồng dừa bán trái tươi mang tính địa phương chặt chẽ, được xây dựng nhiều năm dựa trên nền tảng tình làng nghĩa xóm và sự tin cậy lẫn nhau. Mạng lưới người thu gom nhỏ có vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi giá trị. Sử dụng lao động gia đình, chủ yếu với quan niệm lấy công làm lời, người thu gom có thể tối thiểu hóa chi phí tiếp thị. Họ cũng cung cấp vốn cho người sản xuất dưới hình thức ứng trước tiền mua dừa trái một cách linh hoạt và nhanh chóng theo yêu cầu của người sản xuất. Họ cũng bảo đảm việc thu hái tại vườn và vận chuyển tập kết dừa trái. Liên kết giữa người sản xuất và thương lái thu gom là dạng liên kết khá lỏng lẻo. Hình thức quan hệ tại thời điểm vẫn phổ biến, nhất là khi giá dừa nguyên liệu tăng cao làm cho người sản xuất có vị thế thị trường tốt hơn. Một số người sản xuất vẫn duy trì quan hệ mạng lưới với hệ thống thương lái thu gom, để ổn định thị trường đầu ra nhưng vẫn có quyền lựa chọn nơi bán để có lợi ích tài chính tốt nhất. Trong giai đoạn cạnh tranh nguyên liệu dừa hiện nay, người sản xuất có vai trò quyết định trong mối liên kết này. Người sản xuất với tập quán canh tác và thương mại hiện tại không thể nào thay thế được lực lượng người thu gom nhỏ, và nếu có thực hiện được thì không thể nào có lợi hơn so với bán tại vườn, vì chi phí marketing sẽ cao hơn so với thương lái bởi tính chuyên nghiệp và lợi thế về quy mô số lượng bán của thương lái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 36 - 37)