.Hình thức hợp đồng của thương lái với ngườisản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 71 - 72)

Hình thức Số hộ Tỷ lệ (%)

Hợp đồng bằng văn bản 26 86,67

Hợp đồng bằng miệng 4 13,33

Cộng 30 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Qua số liệu cho thấy rằng, thương lái đã có ý thức thực hiện hợp đồng trong hoạt động thu mua. Tuy nhiên, giá trị pháp lý của hợp đồng được cho biết rằng rất yếu, hợp đồng bằng văn bản khá sơ sài. Tính ràng buộc về pháp lý không cao. Trong trường hợp người sản xuất vi phạm hợp đồng thì 100% thương lái đều không đưa các tranh chấp này ra pháp luật do thủ tục rườm rà và cũng không chứng minh được các vi phạm của người sản xuất. Bên cạnh đó, tư tưởng về các cấp cho rằng thương lái ép lúa người sản xuất nên các tranh chấp pháp lý này đều giải quyết theo hướng bất lợi cho thương lái. Giải pháp chủ yếu được hầu hết các thương lái đưa ra là đàm phán lại giá với người sản xuất.

- Giá lúa đóng vai trò chủ yếu quyết định mua bán:Thương lái thường mua lúa qua trung gian (90% số hộ), do đó có thể thấy rằng yếu tố về quan hệ

thân quen hầu như ít ảnh hưởng đến mối quan hệ mua bán. Thương lái hoạt động

trên địa bàn rộng nên khối lượng lúa từ các mối quan hệ thân quen khó có thể đảm bảo cung ứng được đủ số lượng. Điều này cho thấy quan hệ thị trường giữa người sản xuất trồng lúa và thương lái khá thấp. Giá lúa chiếm cơ cấu chủ yếu khi thu mua lúa nên sẽ đóng quyết định đến hiệu quả về tài chính của thương lái. Thương lái dựa vào đội ngũ trung gian để thu mua lúa để đảm bảo khối lượng, người sản xuất cũng dựa vào trung gian để bán giao dịch nhanh chóng. Do tính pháp lý của hợp đồng yếu, người sản xuất dễ dàng không thực hiện hợp đồng đã ký với thương lái để bán cho đơn vị khác với mức giá cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)