Phân bố mẫu điều tra thương lái và ngườisản xuất theo địa bàn và xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 50 - 52)

Địa bàn Xã/ phường Thương lái Người sản

xuất Tổng TP Sa Đéc Tân Khánh Đông 7 5 12 Phường An Hòa 3 5 8 Châu Thành An Hiệp 5 5 10 An Nhơn 5 5 10 Lấp Vò Thị trấn Lấp Vò 6 5 11 Bình Thành 4 5 9

Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp thông tin

- Xử lý số liệu: Trong nghiên cứu và điều tra, số liệu thu thập được tổng hợp và xử lý, trích xuất bằng phần mềm Excel.

Đề tài vận dụng các phương pháp phân tích sau đây:

- Thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để đánh hoạt động của

thương lái trong chuỗi giá trị gạo tại tỉnh Đồng Tháp, từ những phân tích đánh giá có được làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thương lái.

- Phân tích so sánh: Phương pháp này được vận dụng trong nghiên cứu

nhằm làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng biệt của thương lái trong chuỗi giá trị; từ đó đưa ra căn cứ để đưa ra khuyến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị.

3.2.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu hoạt động của thương lái và sự liên kết của thương lái với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị gạo. Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá về hoạt động của thương lái:

Phân tích chi phí – lợi nhuận, phân tích giá trị gia tăng được cụ thể hóa bằng cách áp dụng các chỉ tiêu kinh tế phổ biến như doanh thu, tổng chi phí, chi phí biến động, chi phí cố định, giá thành, lợi nhuận, thu nhập lao động gia đình, chi phí hàng hóa trung gian, giá trị gia tăng.

Các chỉ tiêu phản ánh quy mô, hiệu quả hoạt động của thương lái: Quy mô lao động, vốn, năng lực vận chuyển, năng lực cung ứng của thương lái

Các chỉ tiêu phản ánh yếu tố quản lý của thương lái: tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, số năm kinh nghiệm.

Chỉ tiêu về giá trị gia tăng của sản phẩm trong chuỗi. Hiểu một cách tổng quát là giá trị gia tăng của sản phẩm cuối cùng chính là tổng giá trị gia tăng tại mỗi khâu trong chuỗi giá trị. Phân tích giá trị gia tăng của từng khâu: sản xuất, thu gom, xuất khẩu/buôn bán. Những phân tích này nhằm đưa ra giá trị gia tăng ở mỗi khâu.

Chỉ tiêumức độ liên kết giữa thương lái nhằm để xem xét tính hiệu quả của thương lái có liên kết với không liên kết. Mức độ liên kết này không chỉ đảm bảo sự chia sẻ lợi ích mà còn chia sẻ về những rủi ro gặp phải của thương lái với các tác nhân khác. Để đo lường tiêu chí này cần sử dụng một số chỉ số như xem giữa các tác nhân có hợp đồng mua bán hay không? Tỷ lệ thương lái mua lúa thông qua hợp đồng với người sản xuất là bao nhiêu? Với nhà máy chế biến, doanh nghiệp là bao nhiêu? Thương lái liên kết với nhau theo cách nào?

Chỉ tiêu mức độ chia sẻ thông tin giữa thương lái với các tác nhân khác

đối với mỗi sản phẩm, nhất là các thông tin về thị trường, giá sản phẩm. Các thông tin có cách tiếp cận nhanh chóng, minh bạch, được cập nhật thường xuyên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thương lái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 50 - 52)