Hoạt động khảo sát nguồn cung lúa của thương lái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 68 - 69)

Nguồn khảo sát

Quy mô vùng nguyên liệu

Tổng Từ 200-300 (ha) Từ 300-500 (ha) Trên 500 (ha) Từ người sản xuất 5 4 3 12

Từ trung gian (cò lúa) 11 8 6 25

Từ thương lái khác 4 3 1 8

Hộp 4.2. Thương lái thu mua lúa qua trung gian

Hầu hết thương lái đều phải thông qua cò lúa, người sản xuất thông qua cò bán lúa và cập nhật giá lúa theo thị trường hàng ngày. Có lúa là người theo dõi sát giá cả thị trường, từ giá gạo thành phẩm, nguyên liệu, phân tích xu hướng thị trường từ đó tính toán giá lúa cho người sản xuất. Thương lái thông qua cò lúa để biết được chất lượng lúa cần thu mua, giống lúa và tỷ lệ thu hồi gạo nguyên liệu dự kiến. Tại một số vùng nước cạn, mặc dù thương lái có thể thỏa thuận trực tiếp với người sản xuất tuy nhiên lại phải bắt buộc qua thương lái để thuê các lao động địa phương vận chuyển lúa lên ghe, bốc xếp. Trong những năm qua, lực lượng cò lúa tăng lên rất mạnh, mỗi đồng thường có 3-5 có lúa. Thương lái thường khảo sát mỗi đồng 2-3 cò lúa để có được mức giá chính xác nhất.Mỗi tấn lúa phải trả cho cò từ 10-15 ngàn đồng.

Nguồn: Phỏng vấn thương lái Nguyễn Thị Thùy, Sa Đéc, Đồng Tháp (2015)

- Khảo sát thông tin đầu ra: Qua khảo sát cũng cho thấy, nhà kho, doanh

nghiệp là đơn vị đưa giá gạo thu mua tuy nhiên lại có đến 80% thương lái tham khảo giá gạo qua trung gian (cò gạo). Trong đó, 100% thương lái có quy mô vùng nguyên liệu trên 500 ha tham khảo giá gạo từ trung gian. Tỷ lệ tham khảo giá từ thương lái khác chiếm tỷ lệ thấp, chỉ có 7/30 số hộ thương lái được khảo sát có tham khảo giá gạo từ thương lái khác, chiếm tỷ lệ 23,33%. Qua nghiên cứu, một số lý do thương lái tham khảo giá gạo từ trung gian như: i) tỷ lệ thương lái bán gạo qua trung gian chiếm tỷ lệ lớn nên thương lái thường tham khảo qua kênh này; ii) trung gian nắm một lượng lớn thông tin về giá gạo, nhu cầu thu mua của các kho nên giá gạo chính xác hơn so với nhà kho đưa ra, iii) thương lái không tin tưởng mức giá nhà kho đưa ra do nhà kho thường đưa giá cao hơn so với mới giá thực tế giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 68 - 69)