Chuỗi giá trị gạotại Đồng Tháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 53 - 59)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạotại Đồng Tháp

4.1.1. Chuỗi giá trị gạotại Đồng Tháp

Hình 4.1. Chuỗi giá trị gạoxuất khẩu tại Đồng Tháp

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2015) Chuỗi giá trị gạotại Đồng Tháp được chia thành 3 khâu chính: hệ thống cung ứng vật tư đầu vào cho người sản xuất; hệ thống tổ chức hỗ trợ sản xuất lúa; và hệ thống tiêu thụ lúa gạo. Trong đó, kênh tiêu thụ chính từ khâu sản xuất là thông qua thương lái, chiếm khoảng 90%, và sau đó lại được cung cấp cho các công ty chế biến xuất khẩu. Khoảng 30% tổng lượng lúa gạo được sản xuất tại địa phương được sử dụng cho tiêu thụ nội địa và 70% còn lại là cho xuất khẩu.

Hệ thống cung ứng vật tư đầu vào

Người sản xuất tại Đồng Tháp, cũng như các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL, hiện nay vẫn đang phải mua vật tư đầu vào phục vụ sản xuất như phân bón, thuốc BVTV từ các đại lý phân phối cấp 2 hay các cửa hàng vật tư nông nghiệp tại xã. Khi đến được với người sản xuất thì các loại vật tư nông nghiệp qua rất nhiều trung gian chính vì vậy giá sản phẩm bị nâng cao hơn do chi phí marketing cao.

Hệ thống thủy lợi: Đồng Tháp có 124 km sông Tiền và 30km sông Hậu cùng với hai con sông lớn là Sở Thượng và Sở Hạ; có hệ thống hơn 1000 kênh rạch dọc ngang lớn nhỏ, tổng chiều dài dòng chảy khoảng 6,300 km, mật độ sông trung bình 1,86km/km2, đáp ứng nhu cầu nước tưới cho sản xuất lúa của cả tỉnh.

Hệ thống bờ bao bảo vệ lúa Hè Thu với chiều dài 7.171km, chủ động chống lũ cho 172.314ha/197.914ha lúa Hè thu, đạt tỷ lệ 87%, còn lại xuống giống sớm né lũ; bờ bao chống lũ vụ Thu Đông có đê bao đảm bảo chống lũ 100%. Quy mô bờ bao khoảng vài trăm hécta gắn với bờ kênh mương đã có, trên cơ sở tôn cao thêm, lắp đặt cống chủ động chống lũ và đáp ứng yêu cầu phương tiện thi công nạo vét kênh mương thuận tiện, số lượng trên 900 ô bao. Năm 2012 tổng số ô bao là 686, tăng thêm là 67 ô, tổng diện tích có thể sản xuất lúa vụ 3 là 87.731 ha.

Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp còn có một số lượng đáng kể trạm bơm điện phục vụ sản xuất lúa: tới 2012 có 774 trạm, diện tích bơm điện đạt 63%, tăng 2,5% so năm 2011. Tuy nhiên, nếu so sánh với tỉnh An Giang thì hệ thống trạm bơm điện của Đồng Tháp còn kém, năm 2012 tỉnh An Giang có tổng số trạm bơm điện là 1.496 trạm, tương ứng lưu lượng bơm khoảng 3 triệu m3/h và tổng công suất trạm biến áp gần 150 ngàn KVA, phục vụ tưới tiêu gần 255.371ha, đạt 91,22% diện tích đất canh tác nông nghiệp.

Những nơi có nhu cầu tưới tiêu ít hoặc diện tích manh mún nhỏ lẻ hiện tại vẫn dùng hình thức bơm dầu và bơm nhỏ lẻ để tưới tiêu. Hiện trạng đến nay có 450 trạm bơm điện, cần xây dựng thêm gần 450 trạm bơm điện, đặc biệt nếu hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn phục vụ xuất khẩu.

Đồng Tháp là một trong những tỉnh sản xuất lúa chính ở ĐBSCL, với diện tích gieo trồng gần 500.000 ha/ năm, có nhu cầu giống chất lượng phục vụ sản xuất khá lớn, trên 50.000 tấn/ năm (theo mức khuyến cáo của các chương trình “3 giảm, 3 tăng” hay “1 phải, 5 giảm” là 120 kg/ ha), trong đó chủ yếu là vụ Đông Xuân và Hè Thu, một số nơi có điều kiện có thể gieo trồng cả vụ Thu Đông (từ 30.000 đến hơn 100.000 ha/ vụ). Hiện diện tích gieo trồng giống lúa chất lượng cao chiếm 47,3%, giống IR 50404 khoảng 47%.

Hệ thống cung ứng giống: Hiện trên địa bàn tỉnh có 3 hệ thống sản xuất và cung ứng giống lúa. Các trung tâm giống và các trại giống trực thuộc có khả năng sản xuất và cung ứng 3.500 tấn lúa giống cấp nguyên chủng và cấp xác

nhận, trong đó có 500-700 tấn giống nguyên chủng để cung cấp cho các trại giống ở các huyện, các HTX, câu lạc bộ và hộ nông dân sản xuất giống xác nhận. Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất giống tư nhân cung ứng khoảng 1.800 tấn lúa giống nguyên chủng và xác nhận. Các HTX, câu lạc bộ và hộ nông dân tham gia sản xuất lúa giống đóng góp khoảng 2.000 tấn lúa giống.

Hệ thống hỗ trợ người sản xuất

Ngân hàng: trong đó có ngân hàng nông nghiệp được giao nhiệm vụ giải quyết vốn cho nhu cầu sản xuất, phát triển cơ giới hóa của người sản xuất.

Các Viện nghiên cứu, trường đại: hỗ trợ tiếp cận tiến bộ kỹ thuật như: giống lúa mới năng suất cao phẩm chất tốt và kháng sâu bệnh; Kỹ thuật canh tác mới giảm chi phí sản xuất và thân thiện môi trường; Các biện pháp quản lý dịch hại và dinh dưỡng tổng hợp theo hướng sinh thái.

Sở Nông nghiệp & PTNT: các đơn vị trực thuộc Sở như khuyến nông, bảo vệ thực vật, hợp tác xã giúp người sản xuất liên kết sản xuất, chuyển giao kỹ thuật mới xuống người sản xuất dưới dạng các mô hình trình diễn như cánh đồng mẫu lớn, quản lý sâu bệnh theo hướng sinh thái, sản xuất lúa theo hướng GAP.

Các tổ chức khuyến nông tư nhân: như Công ty Hạt Ngọc Trời (BVTV An Giang) đã thành lập đội ngũ cùng người sản xuất ra đồng FF trực tiếp hướng dẫn người sản xuất ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn và vùng nguyên liệu đầu vào cho nhà máy xay xát ở Tân Hồng. Các công ty khác như Bayer, Bình Điền, Dasco… đều có lực lượng tư vấn kỹ thuật để giúp người sản xuất.

Hệ thống sản xuất lúa

Theo Sở Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp có khoảng 150 ngàn hộ người sản xuất trồng lúa, trong đó có 62,8 % là nhóm hộ có <1 ha, có 22,9 % hộ có từ 1 đến 2 ha, 7,9% số hộ có từ 2 đến 3 ha, và còn lại 6,4% là nhóm hộ có trên 3 ha. Điều này cho thấy rằng, quy mô sản xuất lúa gạo tại Đồng Tháp, cũng như các tỉnh khác tại ĐBSCL, vẫn còn manh mún và phân tán rộng, điều này gây ra nhiều khó khăn trở ngại trong quá trình sản xuất như ứng dụng khoa học công nghệ, thu mua.

Hệ thống tiêu thụ lúa gạo

Qua khảo sát, khoảng 90% lượng lúa gạo đang được tiêu thụ qua hệ thống thương lái và chỉ có 10% được thu mua qua hệ thống nhà kho, các công ty chế

biến xuất khẩu. Với đặc điểm tại tỉnh có khu vực xay xát – kho chứa tập trung lớn nên số lượng thương lái thu mua tại tỉnh rất đông bao gồm cả thương lái trong và ngoài tỉnh.

Đặc điểm của các tác nhân trong chuỗi

Người sản xuất: Là tác nhân nằm ở đầu chuỗi đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và cung ứng sản phẩm nhưng cũng là tác nhân dễ bị tổn thương nhất trong chuỗi. Họ phải phụ thuộc vào các điều kiện sản xuất tự nhiên, chi phí sản xuất cao (giá vật tư đầu vào tăng, lạm phát,...), thiếu vốn đầu tư, trình độ học vấn thấp gây hạn chế trong việc tiếp thu các tiến bộ KH-KT hay tiếp cận thông tin, hầu như không có quyền mặc cả trong việc bán sản phẩm của mình. Không những thế, do không đủ vốn sản xuất, họ phải mua vật tư theo hình thức trả sau và phải bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch để có tiền trả các khoản mua chịu vật tư. Người sản xuất cũng là đối tượng chịu tác động chính của việc biến động giá sản phẩm do giá thu mua lúa của thương lái được tính toán từ giá thu mua gạo của các doanh nghiệp nên khi giá xuất khẩu tăng hay giảm thì người người sản xuất cũng không có quyền mặc cả.

Thương lái: Là tác nhân đóng vai trò thu gom trong chuỗi, thu mua lúa từ người sản xuất, xay xát và bán gạo cho các công ty trung gian hay công ty xuất khẩu trực tiếp. Tại tỉnh Đồng Tháp, các thương lái thường sử dụng loại ghe có sức chuyên chở từ 40 đến 100 tấn để thu mua lúa. Loại ghe lớn hay nhỏ được sử dụng phụ thuộc vào lượng hàng tại địa bàn và hệ thống đường thủy tại đó. Vốn kinh doanh của thương lái chủ yếu là vốn nhà, có một phần nhỏ là vay mượn.

Nhà máy: Các cơ sở này chủ yếu có vai trò gia công sấy lúa hay xay xát lúa cho thương lái trước khi họ bán cho nhà kho hoặc doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay, nhà máy đều có hệ thống xay xát, đánh bóng có nhiều lợi thế hơn nhà kho do hạn chế chi phí về vận chuyển, quy trình khép kín nên xu hướng thương lái bán gạo và phụ phẩm cho nhà máy nhiều, nhà máy cung cấp gạo trực tiếp cho các công ty xuất khẩu.

Nhà kho: Các cơ sở này chủ yếu có vai trò cung ứng lại cho doanh nghiệp xuất khẩu với khối lượng lớn, nhà kho thường mua gạo nguyên liệu trực tiếp từ thương lái hoặc gạo thành phẩm trắng từ nhà máy, có kho chứa lớn, trữ lại trong thời điểm thu hoạch giá thấp. Hiện nay, nhiều nhà kho đã lắp hệ thống tách màu, quy trình cung ứng khép kín để cạnh tranh về giá thành với nhà máy.

Xuất khẩu: Thu mua gạo từ thương lái hoặc các công ty trung gian và xuất khẩu gạo theo các hợp đồng tập trung hay tự do. Địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 16 doanh nghiệp (Trong tỉnh: 06 doanh nghiệp, ngoài tỉnh 10 doanh nghiệp) được Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo có thời hạn 05 năm; tích lượng kho của 16 DN: lúa 199.800 tấn/339.500 tấn; gạo 280.811 tấn/284.811 tấn toàn tỉnh. Các doanh nghiệp này có liên kết tốt với thương lái và các công ty trung gian nhưng họ không đóng góp nhiều cho việc nâng cao giá trị gia tăng cho gạo xuất khẩu (chỉ thu mua gạo hoặc thu mua đánh bóng, và sau đó là xuất khẩu). Với sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước như chính sách tạm trữ các doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng có nhiều lợi thế và hầu như ít rủi ro trong kinh doanh lúa gạo.

Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA): đóng vai trò quan trọng, trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp; chịu trách nhiệm quyết định giá sàn gạo xuất khẩu (theo sự hướng dẫn và giám sát của bộ Tài chính và bộ Công thương); phân bổ 80% tổng khối lượng các hợp đồng tập trung. Ngoài ra, VFA còn thiết lập liên kết doanh nghiệp xuất khẩu – người sản xuất – tổ chức tham gia xuất khẩu gạo và phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định nguồn cung, đảm bảo sản lượng gạo phù hợp cho hoạt động xuất khẩu của năm 2014, góp phần cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp.

Đối với các hợp đồng chính phủ (chiếm hơn 50% tổng số lượng gạo xuất khẩu), Hiệp hội sau khi làm việc với Bộ Công thương sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp làm đại diện dự thầu và ký kết hợp đồng, sau đó phân chia số lượng gạo xuất khẩu đã ký kết cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên theo quy định, chỉ có các thương nhân hội viên chính thức của Hiệp hội lương thực Việt Nam được phân chia số lượng xuất khẩu uỷ thác. Quy định này chưa bình đẳng giữa các doanh nghiệp là thành viên chính thức của Hiệp hội lương thực với các doanh nghiệp không phải là thành viên chính thức (thường là doanh nghiệp nhỏ).Việc xét duyệt một doanh nghiệp có thể trở thành thành viên chính thức hay không do Hiệp hội lương thực quyết định. Trên thực tế, phần lớn các hợp đồng xuất khẩu gạo là do các doanh nghiệp lớn (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước) nắm giữ.

Hình 4.2. Phân bổ tỷ lệ lợi nhuận qua thương lái và không qua thương lái của tiêu thụ gạo xuất khẩu tỉnh Đồng Tháp

Nguồn: Đề xuất hướng cải thiện chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh Đồng Tháp, Sở NN&PTNT Đồng Tháp (2012) Trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu: dù có bán thông qua thương lái hay trực tiếp cho nhà máy, dù có làm lúa chất lượng cao xuất khẩu thì giá lúa thay đổi không đáng kể và hưởng lợi chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Mức lợi nhuận của người sản xuất không bị ảnh hưởng.

Bảng 4.1. Phân tích kinh tế các tác nhân trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại Đồng Tháp năm 2012 Tổng chi phí (đồng/kg) Giá bán (đồng/kg) Lợi nhuận (đồng/kg) Lợi nhuận trên mỗi tác nhân (triệu đồng) Người sản xuất 4.672 5.212 540 4,5 Thương lái 6.42 6.7 280 476 NM xay xát 5.977 6.163 186 920,3 NM lau bóng 6.893 6.943 50 3.720 Vận chuyển 150 121 29 248

Công ty xuất khẩu 7.72 8.142 422 42.200

Nguồn: Sở Nông nghiệp Đồng Tháp (2012)

- 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000

Qua thương lái Không qua thương lái Nông dân Thương lái Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 53 - 59)