Nghĩa, vai trò của nghiên cứu hoạt động thương lái trong chuỗi giá trị gạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 26)

trị gạo

Trước những vai trò quan trọng cũng như những khó khăn tồn tại của thương lái trong chuỗi giá trị gạo, việc nghiên cứu hoạt động của thương lái có một số ý nghĩa quan trọng như sau:

Thứ nhất: Nghiên cứu chỉ ra được các hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo, hiệu quả của các hoạt động này.

Thứ hai: Xác định được các hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị

gạo, thời gian thu mua, chi phí của từng hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo.

Thứ ba:Nghiên cứu xác định được mối quan hệ của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu, sự liên kết, các tác động qua lại và ảnh hưởng của các tác nhân khác trong chuỗi tới thương lái.

Thứ tư: Nghiên cứu đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu, nâng cao được năng lực hoạt động của thương lái trong chuỗi.

2.1.4. Nội dung nghiên cứu về hoạt động của thương lái

- Xác định hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu, bao gồm mô tả các hoạt động của thương lái trong chuỗi, hoạt động nào được thực hiện trước ví dụ như thương lái thu gom lúa từ người sản xuất bao gồm việc liên hệ với cò lúa để biết được hiện trạng thu hoạch và giá lúa, chất lượng. Xác định chi phí của từng hoạt động của thương lái, tỷ trọng (%) trong tổng chi phí từ đó tìm ra hiệu quả của mỗi hoạt động. Xác định khối lượng thương lái thu gom lúa từ người sản xuất, tỷ lệ khối lượng gạo thương lái cung ứng cho nhà máy, doanh nghiệp.Để thực hiện được công đoạn này đòi hỏi phải có những hiểu biết chi tiết về quá trình thực hiện các hoạt động của thương lái trong chuỗi.

+ Hoạt động thu gom của thương lái là hoạt động đầu tiên trong việc thu mua lúa của thương lái, hoạt động thu gom bao gồm tham khảo với thương lái khác về tình hình thu hoạch, khảo sát giá cả thị trường, chủng loại thu mua của các nhà kho trong địa bàn cung ứng. Thương lái lên kế hoạch về chi phí và giá thành thu mua để từ đó quyết định việc thu mua lúa.

+ Hoạt động cung ứng của thương lái bao gồm khảo sát giá thu mua từ các nhà kho, chào mẫu gạo nguyên liệu hoặc thành phẩm, thương lượng giá với nhà kho hoặc trung gian, vận chuyển gạo đến cung ứng cho nhà máy, doanh nghiệp. Hoạt động thương lái đóng vai trò các công việc về đầu ra sản phẩm của thương lái, ở đây là gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm.

+ Hoạt động cung cấp thông tin của thương lái giữa thương lái với người sản xuất, thương lái với nhà máy, doanh nghiệp xuất khẩu. Hoạt động thông tin trong chuỗi giúp các tác nhân trong chuỗi hoạt động hiệu quả, minh bạch. Đồng thời, hoạt động trao đổi thông tin hiệu quả trong chuỗi nhằm giúp chia sẻ, cân bằng thu nhập của các tác nhân trong chuỗi, thúc đẩy chuỗi phát triển.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến nguồn lực của thương lái, các tác nhân bên ngoài tác động đến hoạt động của thương lái.

Hoạt động của các tác nhân khác trong chuỗi ảnh hưởng thế nào đến thương lái, mô tả các hoạt động của các tác nhân này. Phân tích các yếu tố rủi ro mà thương lái gặp phải trong từng hoạt động, bao gồm hoạt động thu mua, hoạt động cung ứng, hoạt động cung cấp thông tin, cách thức đối phó với rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro của thương lái.

* Nhóm yếu tố bên trong: là nhóm yếu tố mà thương lái có thể điều chỉnh

như tiềm lực nội tại: vốn, trình độ, kinh nghiệm, phương tiện vận chuyển, năng lực thu mua, năng lực cung ứng… và sự liên kết giữa thương lái với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị.

+ Yếu tố về nguồn lực:Nhóm yếu tố nguồn lực ở đây bao gồm vốn, phương tiện vận chuyển, nhà kho. Các yếu tố này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của thương lái. Thương lái nếu không có đủ điều kiện về vốn và phương tiện thì rất khó có thể thu gom với quy mô lớn cũng như bảo quản trong thời điểm giá sản phẩm giảm mạnh. Các yếu tố về nguồn lực ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định của thương lái trong việc tham gia trong chuỗi cũng như các hoạt động khác.

+ Liên kết giữa các tác nhân: Liên kết giữa các tác nhân được phân chia

thành hai loại chính bao gồm liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc giữa các tác nhân có thể được thể hiện bằng việc hỗ trợ đầu vào trong sản xuất, mua bán thông qua hợp đồng, chia sẻ thông tin… Liên kết ngang được thể hiện bằng sự liên kết giữa các thành viên trong từng tác nhân, được thể hiện bằng các tổ hợp tác, nhóm cùng sở thích… Cụ thể ở đây là liên kết dọc giữa thương lái với người sản xuất và doanh nghiệp, liên kết ngang giữa các thương lái với nhau. Có cả hai liên kết này thương lái sẽ giảm được chi phí và tăng được hiệu quả, cũng như lợi ích về kinh tế sẽ được cải thiện đáng kể và sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động của thương lái trong chuỗi.

+ Mức độ chia sẻ thông tin giữa thương lái với các tác nhân khác:Yếu tố

chia sẻ thông tin giữa thương lái và các tác nhân khác ảnh hưởng đến ra quyết định của thương lái. Nếu mức độ minh bạch và chia sẻ thông tin giữa thương lái và nhà kho hiệu quả thì thương lái có thể đưa ra quyết định đúng trong việc lựa chọn chủng loại, khối lượng thu mua.

* Nhóm yếu tố bên ngoài: là nhóm yếu tố mà thương lái không thể tự điều

chỉnh được như: cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách hỗ trợ, tín dụng, đầu vào của thương lái.

Việc nghiên cứu ảnh hưởng của các nhóm yếu tố trên có ý nghĩa rất quan trọng đến nâng cao hiệu quả hoạt động của thương lái. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhóm yếu tố được sử dụng làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thương lái trong chuỗi.

+ Các yếu tố đầu vào:Yếu tố đầu vào của thương lái là giá lúa, chi phí vận chuyển, tỷ lệ thu hồi gạo nguyên liệu và thành phẩm từ lúa. Những loại đầu vào này chiếm phần lớn trong giá thành sản phẩm nên khi giá cả đầu vào biến động tăng lên sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng theo.

+ Tín dụng, ngân hàng:Trong quá trình hoạt động, thương lái cần một lượng vốn để thu mua hàng hóa. Lượng vốn càng lớn sẽ giúp tăng hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh của thương lái. Vì vậy, nếu lãi suất tiền vay ở mức hợp lý, khả năng tiếp cận tín dụng dễ dàng sẽ là điều kiện thuận lợi cho thương lái nâng cao quy mô hoạt động, năng lực vận chuyển cung ứng, từ đó nâng cao được thu nhập cũng như hiệu quả hoạt động của mình trong chuỗi.

+ Thời vụ: Hoạt động thu gom của thương lái bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu

tố thời vụ. Thời vụ ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng gạo, đặc biệt là nhóm gạo đặc sản, gạo thơm, chất lượng cao. Chất lượng gạo ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán, thu nhập của thương lái. Chất lượng gạo càng cao thì nhu cầu từ nhà kho và thị trường càng nhiều, thương lái sẽ tăng cường hoạt động thu mua và cung ứng.

+ Thời tiết: Lúa gạo là nhóm hàng nông sản chịu ảnh hưởng mạnh bởi yếu

tố thời tiết. Thực tiễn cho thấy, giá gạo trên thế giới thường tăng mạnh trong những năm thời tiết có diễn biến bất thường. Thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của thương lái và thường có tính rủi ro cao. Trong thời điểm thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều sẽ khiến tỷ lệ thu hồi gạo, chất lượng gạo giảm từ đó khiến thương lái bị ảnh hưởng mạnh. Thương lái thường đặt cọc trước cho người sản xuất dài ngày khiến yếu tố thời tiết trở nên khó đoán định. Thời tiết thường diễn biến khó lường do đó việc dự báo thời tiết chính xác sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính của thương lái.

* Các yếu tố khác

+ Cơ chế chính sách: Yếu tố về cơ chế chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến

sự hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu. Chính sách có thể kích thích sự phát triển của thương lái và các tác nhân trong chuỗi và cũng có thể kìm hãm sự phát triển của chuỗi, tùy theo mục đích của Chính phủ. Mỗi quốc gia

có hệ thống chính sách khác nhau, tùy từng giai đoạn cụ thể mà điều tiết cho phù hợp. Hoạt động cuẩ thương lái sẽ được thúc đẩy nếu có các cơ chế, chính sách khuyến khích nhằm thực hiện các định hướng phát triển ngành nông nghiệp mà Chính phủ lựa chọn. Ngược lại, hoạt động của thương lái sẽ bị kìm hãm bởi các chính sách điều tiết của Chính phủ. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu, ban hành chính sách và triển khai chính sách vào thực tiễn luôn có độ trễ nhất định.

+ Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm: Nhu cầu thị trường là yếu tố quyết định sự phát triển của chuỗi giá trị gạo xuất khẩu. Khi nói đến nhu cầu thị trường không chỉ đề cập riêng phạm trù cung cầu và thị hiếu của người tiêu dùng mà cần phải đề cập vấn đề lưu thông phân phối, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm… Đây cũng là những vấn đề quan trọng vì hiện nay phần lớn người tiêu dùng trong nước để cao vấn đề về nguồn gốc và chất lượng gạo.

+ Cơ sở hạ tầng: Điều kiện cơ sở vật chất có vai trò quan trọng đối với

hoạt động của thương lái, ở đây chủ yếu đề cập đến hệ thống giao thông, hệ thống nhà kho, nhà máy xay xát, doanh nghiệp. Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong lưu thông, phân phối. Tuy nhiên, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng của cả một vùng không hề đơn giản do đòi hỏi chi phí rất lớn.

+ Giống, dịch bệnh: Yếu tố giống và dịch bệnh ảnh hưởng đến chất lượng

lúa gạo. Một số giống lúa rơi vào thoái hóa và giảm chất lượng sau một thời gian canh tác. Tình trạng dịch bệnh trên lúa thường diễn ra phức tạp và khó lường ảnh hưởng đến phẩm chất lúa gạo.

- Xác định mối liên kết giữa thương lái và các tác nhân khác trong chuỗi. Các mối liên kết được kết nối giữa thương lái và các tác nhân khác bao gồm;người sản xuất, nhà máy xay xát, chế biến, doanh nghiệp trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu. Phân tích mối liên kết bao gồm không chỉ việc xác định thương lái và các tác nhân khác tham gia liên kết với nhau mà còn xác định nguyên nhân của những liên kết này. Việc củng cố các mối liên kết giữa thương lái và các tác nhân khác sẽ tạo nền móng cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thương lái trong chuỗi.

+ Liên kết giữa thương lái với người sản xuất: Giữa thương lái và người sản xuất là liên kết giữa người tiêu thụ sản phẩm và người sản xuất ra sản phẩm. Tính liên kết được thể hiện bằng việc chia sẻ thông tin giữa người sản xuất và thương lái với nhau. Mức độ liên kết được thể hiện vào hợp đồng giữa thương lái và người sản xuất, mức độ pháp lý của hợp đồng, khả năng thực hiện hợp đồng.

+ Liên kết giữa thương lái và nhà máy, doanh nghiệp xuất khẩu: Mức độ liên kết của thương lái và nhà máy, doanh nghiệp xuất khẩu được thể hiện thông qua tỷ lệ mua bán qua hợp đồng, cơ sở pháp lý hợp đồng mua bán giữa thương lái và nhà máy, doanh nghiệp xuất khẩu. Số lượng các tổ đội thương lái có liên kết chặt với nhà kho, doanh nghiệp. Hỗ trợ của doanh nghiệp với thương lái về vốn, vận chuyển, giống, kỹ thuật để giảm giá thành cho thương lái và doanh nghiệp.

- Phân tích kinh tế trong chuỗi để làm rõ chi phí và lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi, hay nói một cách đơn giản hơn, là số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị bỏ ra và số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị nhận được.

Mục tiêu của bước phân tích này nhằm (i) xác định các chi phí hoạt động và đầu tư đang được phân chia giữa những người tham gia chuỗi giá trị như thế nào, (ii) xác định doanh thu và lợi nhuận đang được phân chia giữa những người tham gia chuỗi giá trị như thế nào để kết luận xem liệu những người tham gia có thể tăng lợi nhuận trong chuỗi giá trị được không, (iii) Xem chi phí và lợi nhuận trong một chuỗi giá trị thay đổi theo thời gian như thế nào để dự đoán tăng trưởng hoặc suy giảm trong chuỗi giá trị trong tương lai. Một số chi phí và lợi nhuận tăng hoặc giảm, chẳng hạn như chi phí xăng dầu (iv) So sánh lợi nhuận của một chuỗi giá trị với lợi nhuận của một chuỗi giá trị khác và do vậy, có thể thấy có nên chuyển từ chuỗi giá trị này sang chuỗi giá trị kia hay không; (v) so sánh thực tế trong chuỗi giá trị của mình với một tiêu chuẩn của ngành hoặc với một thực tiễn tốt nhất để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chuỗi giá trị của mình.

2.2. CỞ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1. Tổng quan về chủ trương, chính sách có liên quan đến thương lái

Qua nghiên cứu cho thấy chưa có chủ trương, chính sách nào tác động trực tiếp tới đối tượng là thương lái. Hiện nay, có một số chính sách ảnh hưởng gián tiếp tới thương lái bao gồm:

- Liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên cánh đồng mẫu lớn

Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện, mối liên kết “4 nhà” vẫn chưa thắt chặt như mong muốn, các mối liên kết dọc và ngang hình thành và phát triển khó khăn. Về tính pháp lý, hợp đồng bao

tiêu nông sản thể hiện tính pháp lý thấp, chưa ràng buộc rõ ràng giữa người bán và người mua. Trong khi đó, vai trò liên đới giữa “4 nhà” lại thiếu chặt chẽ và chưa mang tính đồng bộ. Nhà nước chưa có chế tài cụ thể nên khó xử lý khi xảy ra vi phạm hợp đồng giữa các bên. Vì thế, còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp và người sản xuất phá vỡ hợp đồng khi có sự biến động về giá, thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, mặt hạn chế của chính sách là chú trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hơn là tiếp cận thị trường; tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thiếu vốn; tập quán canh tác lạc hậu; trình độ học vấn thấp nên tiếp cận khoa học còn nhiều hạn chế; thiếu kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là năng lực quản lý kinh tế hộ, kinh tế tập thể của người sản xuất, các tổ, nhóm, hợp tác xã cũng ảnh hưởng rất lớn đến các mô hình liên kết.

Để khắc phục hạn chế, bất cập của Quyết định 80, ngày 25/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn thay cho Quyết định số 80. Chính sách này có nhiều điểm mới, trong đó nhấn mạnh ưu tiên phát triển mô hình liên kết theo dạng cánh đồng mẫu lớn trong chiến lược phát triển các vùng nông sản chủ lực tập trung phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL đã ký biên bản ghi nhớ về việc liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo trên cánh đồng mẫu lớn. Theo đó, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 26)