Xây dựng liên kết giữa thương lái và các tác nhân khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 96 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị

4.3.1. Xây dựng liên kết giữa thương lái và các tác nhân khác

* Phát triển các mối liên kết ngang thương lái

Lợi thế của liên kết ngang nhằm tạo ra quy mô lớn hơn, tạo ra sự đồng nhất trong việc áp dụng quy trình thu mua, cung ứng theo yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp cũng như thương lái giảm được chi phí đầu vào thông qua việc ký hợp đồng với các tổ hợp tác, hợp tác xã. Xu hướng thực hiện cánh đồng lớn và tổ hợp tác ngày càng phát triển do đó thương lái cần phải liên kết chặt chẽ để tăng tính cạnh tranh. Phát triển các mối liên kết ngang sẽ khai thác tốt hơn tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô.

Qua nghiên cứu cho thấy, tính liên kết của thương lái tại Đồng Tháp còn thấp, chỉ có hơn 30% thương lái có tham gia vào các tổ đội thu mua lúa tuy nhiên tính liên kết còn thấp, chưa có sự chia sẻ thông tin tích cực giữa các thương lái. Do đó, để tăng cường liên kết ngang giữa thương lái với nhau cần phải tăng cường thành lập các tổ hợp tác, chia sẻ với nhau về các kiến thức kỹ thuật, các kinh nghiệm trong thu mua và cung ứng. Với các tổ hợp tác đã hình thành, cần phải tăng cường sự trao đổi của các thương lái với nhau, chia sẻ, cảnh báo rủi ro với các thương lái trong cùng tổ. Đồng thời, đây cũng là điều kiện thuận lợi để hệ thống khuyến nông Nhà nước hỗ trợ phát triển cũng như quản lý các thương lái trong việc cạnh tranh.

* Phát triển các mối liên kết giữa thương lái với các tác nhân khác trong chuỗi

Thương lái với người sản xuất, tổ hợp tác: Tính liên kết giữa thương lái với người sản xuất qua nghiên cứu cho thấy còn yếu nên mua bán phải qua khâu trung gian làm giảm lợi nhuận của thương lái cũng như người sản xuất. Trung gian lúa đóng vai trò quyết định giá lúa và đứng ra thương thảo với người sản xuất. Những hoạt động này thương lái và người sản xuất có thể thực hiện được với nhau khi cùng chia sẻ thông tin, liên kết. Qua nghiên cứu cũng cho thấy rằng, để nâng cao hiệu quả của thương lái cũng như người sản xuất cần phải tăng cường mối liên kết giữa người sản xuất và tổ hợp tác thông qua trao đổi thông tin, hạn chế vai trò của trung gian. Hoàn thiện cơ sở pháp lý hợp đồng giữa thương lái và người sản xuất, đảm bảo quyền lợi giữa thương lái và người sản xuất.

Tăng cường liên kết giữa thương lái và nhà máy, doanh nghiệp xuất khẩu: Qua nghiên cứu, tỷ lệ thương lái và doanh nghiệp mua bán qua hợp đồng rất thấp, 83,33% không có hợp đồng mua bán. Do vậy, cần phải tăng cường, khuyến khích mua bán qua hợp đồng giữa thương lái và doanh nghiệp. Hoàn thiện cơ sở pháp lý hợp đồng mua bán giữa thương lái và nhà máy, doanh nghiệp xuất khẩu. Hình thành các tổ đội thương lái có liên kết chặt với nhà kho, doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hỗ trợ về vốn cho thương lái để tăng năng suất cung ứng, hạn chế chi phí về vận chuyển, trung gian, để giảm giá thành cho thương lái và doanh nghiệp.

* Cải tiến mô hình thể chế và tổ chức sản xuất – kinh doanh lúa gạo

Tại vùng ngập sâu, tập trung hình thành vùng chuyên canh hàng hóa tổ chức sản xuất theo mô hình “cánh đồng liên kết”, trong đó:

+ Tổ chức các hình thức hợp tác của nông dân (tổ hợp tác hay các HTX) có nhiệm vụ tổ chức nông dân để quản lý sản xuất theo đúng quy trình đồng bộ, giúp dân thực hiện các dịch vụ kĩ thuật thống nhất (tưới nước, làm đất, xuống giống, chăm sóc và thu hoạch…). Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn kĩ thuật của các doanh nghiệp liên kết. Đại diện cho các hộ nông dân giao thiệp với các doanh nghiệp và các cơ quan cung cấp dịch vụ đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

+ Tổ chức các hình thức liên kết của các doanh nghiệp (gắn doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa các hoạt động kinh doanh với hoạt động chế biến…)để thống nhất hợp đồng với nông dân, đảm bảo khép kín trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thực hiện các dịch vụ gia tăng giá trị nông sản và phối hợp với nông dân hoàn thành đồng bộ quy trình sản xuất: tiến hành thu mua, kho chứa, sấy, chế biến, tiêu thụ.

+ Các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất và kinh doanh như cung cấp tín dụng dài hạn để mua máy móc, hỗ trợ xây dựng cơ bản, tín dụng ngắn hạn để mua vật tư thiết bị; hoạt động khuyến nông hướng dẫn tiến bộ kĩ thuật, cung cấp giống, bảo dưỡng máy móc, bảo vệ thực vật… sẽ được tiến hành bởi các cam kết liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp hoặc do hợp tác xã cung cấp dưới sự hỗ trợ của chính quyền và các dự án hỗ trợ.

+ Quy hoạch cụm công nghiệp – dịch vụ tập trung tại các vùng chuyên canh, biến Đồng Tháp thành trung tâm chế biến và xuất khẩu lúa gạo vùng ĐBSCL. Tại các cụm công nghiệp – dịch vụ trung tâm, phát triển hệ thống dịch vụ đồng bộ cho sản xuất và kinh doanh lúa gạo như dịch vụ cung cấp giống, phân thuốc, dịch vụ

BVTV, dịch vụ cung cấp và sửa chữa máy nông nghiệp, KHCN và khuyến nông, trường đào tạo nghề cho nông dân trồng lúa, dịch vụ kho bãi, thông tin thị trường, quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại và đầu tư.

+ Trên cơ sở kế hoạch phát triển thị trường được xây dựng với sự tham gia của doanh nghiệp, tiến hành quy hoạch vùng chuyên canh lúa xuất khẩu, sử dụng giống lúa chất lượng cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới tiết kiệm vật tư, mở rộng quy mô sản xuất, hoàn chỉnh đồng ruộng, áp dụng cơ giới hóa và tưới tiêu bằng điện để có sản phẩm chất lượng đồng đều và giá thành thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 96 - 98)