Hoạt động khảo sát nhu cầu từ nhà máy, doanh nghiệp của thương lái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 69)

doanh nghiệp của thương lái

Nguồn khảo sát

Quy mô Từ 200-300

(ha) Từ 300-500 (ha) Trên 500 (ha) Tổng

Từ nhà kho/doanh nghiệp 13 10 6 29

Từ 1-2 10 5 2 17

Trên 2 4 5 4 13

Từ trung gian (cò gạo) 12 9 6 27

Từ thương lái khác 3 2 2 7

- Trung gian là người định giá bán lúa:Có 30% số hộ cho rằng việc định giá mua bán lúa là sự thỏa thuận của hai bên người sản xuất và thương lái, 30% số hộ cho rằng giá bán lúa do thương lái định giá, 40% cho rằng trung gian là người định giá lúa. Mối quan hệ mua bán là giữa người sản xuất và thương lái tuy nhiên qua khảo sát lại cho thấy rằng trung gian mới chính là tác nhân chính định hình giá lúa. Như vậy, có thể thấy rằng trung gian có vị thế rất lớn trong mối quan hệ mua bán giữa người sản xuất và thương lái, có khả năng đàm phán mạnh hơn.

Hộp 4.3. Thông tin trao đổi của thương lái với trung gian

Thông tin giá gạo từ cò gạo (trung gian) chính xác hơn nhiều so với nhà kho đưa ra. Cò gạo họ báo đúng giá đang giao dịch để thương lái chạy lại bán và họ được trả phí hoa hồng từ thương lái và doanh nghiệp. Giá gạo từ nhà kho đưa ra chúng tôi thường trừ đi 20-50 đồng/kg, nhiều thời điểm, nhà kho đưa giá cao khiến nhiều thương lái chạy đến bán hàng tuy nhiên khi thấy nhiều ghe đậu dưới sông họ giảm giá ngay, thường là chê chất lượng gạo không đạt độ ẩm.

Nguồn: Phỏng vấn sâu thương lái Nguyễn Văn Trường, Lấp Vò, Đồng Tháp (2015) Bảng 4.13. Người quyết định giá bán và quan hệ mua bán

Người định giá bán Số hộ Tỷ lệ (%)

Thương lái 9,0 30,00

Người sản xuất 9,0 30,00

Trung gian 12,0 40,00

Tổng cộng 30,0 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) Như vậy, có thể thấy rằng nguyên nhân chủ yếu thương lái giao dịch qua trung gian lúa do mức độ chia sẻ thông tin từ thương lái với người sản xuất và nhà máy, doanh nghiệp hạn chế. Người sản xuất không tin tưởng thương lái đưa giá mà qua đội ngũ trung gian để bán giá lúa theo sát thị trường bởi lo ngại thương lái ép giá. Trong khi đó, thương lái thông qua trung gian để thu mua đúng chủng loại, khối lượng, chất lượng theo yêu cầu từ doanh nghiệp. Thương lái cũng thiếu thông tin về nhu cầu từ nhà máy, doanh nghiệp. Về phía nhà máy và doanh nghiệp có xu hướng trao đổi nhu cầu với trung gian (cò gạo) để đảm bảo nhu cầu của nhà kho được giữ kín. Nhà kho lo ngại cạnh tranh từ nhà kho khác trong vùng và thương lái đẩy giá lên cao khi biết được nhu cầu từ nhà kho.

4.1.3.3. Hình thức hợp đồng thu gom

Qua khảo sát, 100% thương lái được hỏi đều thực hiện hợp đồng khi đi thu mua lúa tươi. Trong đó, 86,67% thương lái hợp đồng bằng văn bản và chỉ có 13,33% thương lái hợp đồng bằng miệng với người sản xuất. Trong trường hợp có nhiều người sản xuất trên cùng một vùng nguyên liệu, thương lái hợp đồng với người đại diện và thường là hộ người sản xuất có diện tích lớn nhất.

Bảng 4.14.Hình thức hợp đồng của thương lái với người sản xuất

Hình thức Số hộ Tỷ lệ (%)

Hợp đồng bằng văn bản 26 86,67

Hợp đồng bằng miệng 4 13,33

Cộng 30 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Qua số liệu cho thấy rằng, thương lái đã có ý thức thực hiện hợp đồng trong hoạt động thu mua. Tuy nhiên, giá trị pháp lý của hợp đồng được cho biết rằng rất yếu, hợp đồng bằng văn bản khá sơ sài. Tính ràng buộc về pháp lý không cao. Trong trường hợp người sản xuất vi phạm hợp đồng thì 100% thương lái đều không đưa các tranh chấp này ra pháp luật do thủ tục rườm rà và cũng không chứng minh được các vi phạm của người sản xuất. Bên cạnh đó, tư tưởng về các cấp cho rằng thương lái ép lúa người sản xuất nên các tranh chấp pháp lý này đều giải quyết theo hướng bất lợi cho thương lái. Giải pháp chủ yếu được hầu hết các thương lái đưa ra là đàm phán lại giá với người sản xuất.

- Giá lúa đóng vai trò chủ yếu quyết định mua bán:Thương lái thường mua lúa qua trung gian (90% số hộ), do đó có thể thấy rằng yếu tố về quan hệ

thân quen hầu như ít ảnh hưởng đến mối quan hệ mua bán. Thương lái hoạt động

trên địa bàn rộng nên khối lượng lúa từ các mối quan hệ thân quen khó có thể đảm bảo cung ứng được đủ số lượng. Điều này cho thấy quan hệ thị trường giữa người sản xuất trồng lúa và thương lái khá thấp. Giá lúa chiếm cơ cấu chủ yếu khi thu mua lúa nên sẽ đóng quyết định đến hiệu quả về tài chính của thương lái. Thương lái dựa vào đội ngũ trung gian để thu mua lúa để đảm bảo khối lượng, người sản xuất cũng dựa vào trung gian để bán giao dịch nhanh chóng. Do tính pháp lý của hợp đồng yếu, người sản xuất dễ dàng không thực hiện hợp đồng đã ký với thương lái để bán cho đơn vị khác với mức giá cao hơn.

Bảng 4.15. Yếu tố quyết định mua bán lúa

Quan hệ mua bán Số hộ Tỷ lệ(%)

Mối quen 5 16,67

Tùy theo giá lúa 25 83,33

Tổng cộng 30 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Như vậy, quan hệ thị trường giữa người sản xuất và thương lái là mối quan hệ không bền vững, liên kết không chặt chẽ. Mối quan hệ này qua trung gian là cò lúa và dễ bị phá vỡ. Điều này giải thích thực tế hiện nay tình trạng hủy hợp đồng phổ biến giữa người sản xuất và thương lái.

4.1.3.4. Phương thức thanh toán

- Thanh toán ngay bằng tiền mặt, 100% thương lái đều thực hiện thanh toán trước bằng hình thức đặt cọc và trả tiền ngay khi mua, hình thức thanh toán linh hoạt, nhanh chóng.

- Thời gian đặt cọc thu mua lúa dài:Thương lái đều phải đặt cọc mua lúa

trước trước từ 10-20 ngày và từ 21-30 ngày khi thu hoạch chiếm tỷ lệ lần lượt là 40% và 46,67%. Đây là yếu tố mang lại nhiều rủi ro cho thương lái khi giá gạo biến động. Trong khi đó, phần lớn thương lái hầu hết chỉ dựa vào kinh nghiệm để đoán định thị trường nên rủi ro là rất lớn.

Bảng 4.16.Phương thức thanh toán của thương lái với người sản xuất

Phương thức Số hộ Tỷ lệ (%)

Đặt cọc, trả tiền ngay tại ruộng 30 100

Trả chậm 0 100

Tổng 30 100

Thời gian đặt cọc trước

Từ 5-10 ngày 4 13,33

Từ 11-20 ngày 12 40,00

Từ 21-30 ngày 14 46,67

4.1.4. Hoạt động cung ứng

Hoạt động cung ứng của thương lái bao gồm: khảo sát giá thu mua từ các nhà kho, chào mẫu gạo nguyên liệu hoặc thành phẩm, thương lượng giá với nhà kho hoặc trung gian, vận chuyển gạo đến cung ứng cho nhà máy, doanh nghiệp.

Hình 4.8. Hoạt động cung ứng của thương lái

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

4.1.4.1. Khối lượng và chủng loại cung ứng

Qua khảo sát cho thấy, tỷ lệ thương lái cung ứng gạo nguyên liệu và thành phẩm lần lượt chiếm tỷ lệ là 57,86% và 42,14%. Theo chủng loại cho thấy, thương lái cung ứng gạo thành phẩm với các loại gạo có chất lượng và gạo nguyên liệu đối với gạo cấp thấp IR 50404. Qua điều tra, chủng loại gạo IR 50404 để sản xuất các loại gạo cấp thấp do đó nhà kho, doanh nghiệp chủ yếu giao dịch gạo nguyên liệu, ngược lại các loại gạo thơm đặc sản yêu cầu chất lượng cao nên nhà kho thu mua gạo thành phẩm là chủ yếu. Thương lái chuyên thu mua lúa chất lượng cao có số vốn lớn hơn nên thường giao dịch gạo thành phẩm trắng để tăng lợi nhuận.

Bảng 4.17.Chủng loại gạo cung ứng của thương lái 2015

Chủng loại Tỷ lệ Gạo dài, chất lượng cao Gạo IR 504 Gạo thơm, đặc sản Tổng

Gạo NL Lượng (tấn) 6190 27710 - 33900

Tỷ lệ (%) 32,44 88,36 - 57,86

Gạo TP Lượng (tấn) 12890 3650 8150 24690

Tỷ lệ (%) 67,56 11,64 100 42,14

Tổng Lượng (tấn) 19080 31360 8150 58590

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Tỷ lệ thương lái cung ứng gạo cho nhà máy xay xát và nhà kho chiếm tỷ lệ cao nhất, lên tới 43,57% và 34,48% trong khi đó cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ chiếm 14,51%. Tỷ lệ thương lái cung ứng trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu thấp cho thấy nhiều khâu trung gian trong chuỗi giá trị gạo.

Bảng 4.18.Khối lượng cung ứng cho nhà máy, doanh nghiệp xuất khẩu Chỉ tiêu Nhà máy Nhà kho DN khẩu Xuất Khác Tổng Chỉ tiêu Nhà máy Nhà kho DN khẩu Xuất Khác Tổng Lượng (tấn) 25530

43,57

20200 8500 4360 58590

Tỷ lệ (%) 34,48 14,51 7,44 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Thương lái bán gạo chủ yếu cho nhà máy chiếm tỷ lệ cao do tiết kiệm được chi phí vận chuyển trong khi về giá bán là tương đương so với nhà kho và doanh nghiệp. Nhà máy thu mua phụ phẩm tấm, cám, trấu từ thương lái với mức giá thấp hơn so với các doanh nghiệp khác tuy nhiên thương lái vẫn chủ yếu bán cho nhà máy do lượng mỗi thương lái bán cho nhà máy không lớn.

Lý do thương lái bán gạo chủ yếu là do thanh toán ngay (57% số hộ), thu mua giá cao (47% số hộ), và tiêu chuẩn dễ dàng (40% số hộ). Các lý do bán gạo do thủ tục nhanh chóng và thân quen thấp hơn nhiều ở mức; 23% và 17%. Qua thực tế nghiên cứu, mức lợi nhuận ít và vốn thấp nên yếu tố giá bán và thanh toán ngay được thương lái chú trọng do cần quay vòng vốn nhanh để thanh toán cho chuyến lúa tiếp theo. Vấn đề về vốn cũng cho thấy rằng tính cạnh tranh của thương lái với nhà kho gặp khó khăn. Khi giá gạo xuống thấp, thay vì trữ lại chờ tăng giá thì thương lái bắt buộc phải bán với mức giá thấp để quay vòng vốn.

Hình 4.9. Lý do thương lái bán gạo cho nhà máy, doanh nghiệp

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

4.1.4.2. Cung ứng qua trung gian

Qua điều tra khảo sát từ 30 hộ thương lái cho thấy, tỷ lệ thương lái bán gạo trực tiếp với người mua là 53,33% và tỷ lệ thương lái bán qua trung gian là 46,67%. Thương lái có quy mô vùng nguyên liệu càng lớn thì tỷ lệ giao dịch qua trung gian càng tăng. Thương lái có vùng nguyên liệu 200-300 ha có tỷ lệ bán trực tiếp là 64,29%, vùng nguyên liệu 300-500 hà là 50% và vùng nguyên liệu trên 500 ha là 33,33%. Tỷ lệ thương lái bán qua trung gian có vùng nguyên liệu 200-300 ha, 300-500 ha và trên 500 ha là 35,71%, 50% và 46,67%.

Bảng 4.19. Phương thức giao dịch giữa thương lái với người mua

Phương thức giao dịch

Quy mô vùng nguyên liệu Từ 200- 300 (ha) Từ 300- 500 (ha) Trên 500 (ha) Tổng Trực tiếp Số hộ 9 5 2 16 Tỷ lệ (%) 64,29 50,00 33,33 53,33

Qua trung gian Số hộ 5 5 4 14

Tỷ lệ (%) 35,71 50,00 66,67 46,67

Số lượng Hộ 14 10 6 30

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) .000% 10.000% 20.000% 30.000% 40.000% 50.000%

60.000%Thanh toán ngay

Thu mua giá cao

Tiêu chuẩn thu mua dễ dàng

Thủ tục nhanh chóng Thân quen

Nguyên nhân chủ yếu thương lái bán gạo phải qua trung gian do lực lượng này nắm được các thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp; 70% số hộ thương lái cho biết bán gạo qua trung gian do bán hàng nhanh chóng, dễ dàng. 50% số hộ cho rằng bán qua trung gian đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp về chất lượng, chủng loại. Chỉ có 17% số hộ thương lái cho rằng bán gạo qua trung gian do có được mức giá thu mua cao hơn.

4.1.4.3. Hình thức hợp đồng cung ứng

Qua khảo sát, 83,33% thương lái được hỏi không thực hiện hợp đồng bán gạo với nhà kho và doanh nghiệp. Hợp đồng bằng văn bản với người mua chỉ có 6,67% và hợp đồng bằng miệng là 10%. Nghiên cứu cho thấy do một số nguyên nhân như; i) giá gạo liên tục biến động trong khi thời gian thu mua lúa kéo dài khiến thương lái và nhà kho đều rất khó đoán định thị trường; ii) nhà kho ký hợp đồng cung ứng trước khi thu nguyên liệu do đó giá gạo nguyên liệu phụ thuộc vào giá cung ứng của nhà kho cao hay thấp; iii) tính pháp lý của hợp đồng chưa chặt chẽ khiến nhà kho dễ dàng áp đặt mức giá theo tiêu chuẩn như mong muốn, đặc biệt là tiêu chí về độ ẩm. Qua khảo sát, 88% số hộ thương lái khảo sát cho rằng hợp đồng bằng văn bản là không cần thiết.

Bảng 4.20. Hình thức hợp đồng thương lái với người mua

Hình thức Số hộ Tỷ lệ (%)

Hợp đồng bằng văn bản 1 6,67

Hợp đồng bằng miệng 3 10,00

Không có hợp đồng 25 83,33

Cộng 30 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Hộp 4.4. Hợp đồng mua bán thương lái với nhà kho

tại Sa Đéc vụ Đông Xuân 2015-16

Nhiều nhà kho tại Sa Đéc yêu cầu thương lái ký hợp đồng bán gạo nguyên liệu IR 50404 vụ Đông Xuân năm 2015-16 cho nhà kho để đảm bảo được nguồn cung sau thời điểm tết nguyên đán do thị trường sôi động, nhu cầu về gạo IR 50404 nhiều do việc ký được các Hợp đồng tập trung lớn, nhiều thương lái đã làm hợp đồng ký bán với nhà kho, có nhà kho ký được hợp đồng mua gạo nguyên liệu với thương lái lên tới 10 ngàn tấn gạo nguyên liệu, tại mức giá là 6600 đồng/kg, tại kho. Mức giá này đảm bảo cho thương lái lợi nhuận từ 100-150 đồng/kg gạo nguyên liệu nên nhiều thương lái lưỡng lự ký bán trước đó cũng tham gia.

Có 2 hình thức hợp đồng được các nhà kho áp dụng: Thứ nhất, nhà kho yêu cầu thương lái đặt cọc 20 đồng/kg đối với một số nhà kho thu mua lượng lớn. Thứ hai là thương lái khi ký hợp đồng nhà kho và được ứng trước 10 đồng/kg gạo nguyên liệu.

Tuy nhiên vào thời điểm giao hàng, mặt bằng giá gạo nguyên liệu giảm xuống mức 6400-6500 đồng/kg, các nhà kho yêu cầu thương lái giảm giá do các vấn đề về chất lượng, nhà kho cho rằng chất lượng gạo xấu, độ ẩm cao nên thu mua theo mặt bằng giá thị trường mà không thu mua theo giá đã ký trước đó là 6600 đồng/kg. Nhiều thương lái sau này sẽ không tham gia hợp đồng nữa.

Nguồn: Phỏng vấn sâu thương lái Nguyễn Văn Tài, Sa Đéc, Đồng Tháp (2015)

4.1.4.4. Phương thức thanh toán

Bảng 4.21. Phương thức thanh toán giữa thương lái và nhà máy, doanh nghiệp doanh nghiệp

Phương thức Sổ hộ Tỷ lệ (%)

Thanh toán ngay, tiền mặt 25 83,33

Thanh toán chậm 1-2 ngày 4 13,34

Thanh toán chậm 3 ngày trở lên 1 3,33

Cộng 30 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Về phương thức thanh toán giữa thương lái và nhà kho, doanh nghiệp cho thấy phương án thanh toán ngay, tiền mặt chiếm chủ yếu, 25/30 tương tứng với tỷ lệ 86,67%, chỉ có 4/30 hộ thương lái hộ thanh toán chậm. Về mức giá bán khi thanh toán chậm cao hơn so với mức bán ngay từ 20-30 đồng/kg gạo nguyên liệu.Thương lái có số vốn ít nên đều yêu cầu thanh toán ngay để quay vòng các chuyến lúa tiếp theo. Do đó yếu tố thanh toán ngay bằng tiền mặt đóng vai trò chính quyết định mua bán giữa thương lái và doanh nghiệp.

4.1.5. Hoạt động cung cấp thông tin

Về thông tin đầu vào: Phần lớn thương lái tự tìm đến mua lúa, qua khảo

sát có 67% thương lái tìm đến người sản xuất và trung gian, 23% qua trung gian giới thiệu và chỉ có 10% người sản xuất tìm đến thương lái để bán lúa. Tuy nhiên, khi nguồn cung dồi dào thì các hộ sản xuất cũng chủ động tìm đến thương lái. Thương lái thường chủ động hơn trong việc tiếp cận thông tin về giá cả thị trường bằng cách tham khảo giá thu mua của các nhà kho và thương lái khác trước khi tiến hành thu mua.

Về thông tin đầu ra: Hầu hết thương lái đều chủ động liên hệ với các nhà kho để bán được các sản phẩm của mình. Hoạt động chủ yếu là thương lái chủ động lấy mẫu gạo mang lên chào bán cho các nhà kho hoặc thông qua trung gian để biết được nhu cầu thu mua, chất lượng gạo yêu cầu của nhà kho. Qua khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 69)