Rủi ro thu mua lúa của thương lái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 85 - 87)

Mặc dù có hợp đồng với người sản xuất bằng văn bản và đặt cọc trước tuy nhiên tỷ lệ người sản xuất bẻ cọc là rất lớn. Chúng tôi thường xuyên thu mua không đạt mức sản lượng dự kiến do người sản xuất bán cho thương lái khác đưa ra mức giá cao hơn. Chi phí thu mua bị đội lên nhiều do phải mua bù ở đồng khác với giá cao. Người sản xuất thường xuyên vi phạm hợp đồng. Chúng tôi hợp đồng cắt vào thời điểm 10h sáng tuy nhiên nhiều người sản xuất cắt vào thời điểm lúc 7h sáng để cho tăng trọng lượng. Mỗi trường hợp như vậy, thương lái thường bị thiệt hại 0,5kg gạo nguyên liệu/ giạ lúa (20kg), tương đương khoảng 150-160 đồng/kg gạo nguyên liệu. Thời điểm nắng nhiều, người sản xuất cho cắt qua đêm, sương xuống cũng làm tăng trọng lượng lúa. Nhiều người sản xuấtđiều chỉnh máy cắtthổi không sạch khiến trọng lượng lúa tăng. Mỗi chuyến như vậy là nắm chắc phần thua lỗ. Nếu không mua thì mất tiền cọc 200 đồng/kg và chi phí đi lại rất lớn.

Một số địa phương người sản xuất sạ lúa IR 50404 lẫn với lúa dài. Họ thường sạ lúa IR 50404 sau 5-7 ngày so với lúa dài nên thương lái không phát hiện được. Bình thường mỗi bao lúa dài nặng 45kg tuy nhiên khi sạ chung với lúa IR 50404 tăng lên 47-48 kg. Khi đó, phải bán gạo dài với giá thấp vì độ lẫn nhiều, nhà kho không mua.

đủ đường. Giá lúa tăng nhanh hơn giá gạo, giá gạo giảm mạnh thì thiệt hại nặng, giá gạo tăng thì người sản xuất bẻ cọc lúa. Trong mấy năm qua, nhiều thương lái cũng đã nghỉ chuyển qua nghề khác. Muốn đi mua lúa thì cũng phải có cả tỷ bạc, nhà nào không có vốn mà đi vay thì đều đã nghỉ, đi ghe không đủ tiền trả vay lãi. Một số thương lái chuẩn bị hợp đồng và thêm phần đại diện của ấp, xã tại địa phương xác nhận. Tuy nhiên chưa thấy trên diện rộng nên chưa rõ mức độ hiệu quả thế nào.

Mẫu hợp đồng của thương lái:

Hình 4.12. Hợp đồng thu mua của thương lái với người sản xuất Nguồn: Phỏng vấn sâu thương lái Phạm Tấn Đức, Châu Thành, Đồng Tháp Nguồn: Phỏng vấn sâu thương lái Phạm Tấn Đức, Châu Thành, Đồng Tháp

4.1.7.2. Rủi ro về hoạt động cung ứng

Trong hoạt động cung ứng, rủi ro chủ yếu của thương lái là nhà kho ép giá khi giao dịch. Giá giao dịch thực tế thường không đúng so với mức giá đã thảo luận trước đó khi thương lái mang mẫu cho nhà kho. Qua khảo sát, 90% thương lái cho biết từ 50-60% giao dịch không đúng với mức giá mà nhà kho đưa ra trước đó. Mức giao dịch thực tế thường thấp hơn 30-50 đồng/kg, trong trường hợp giá gạo giảm mạnh thường thấp hơn 50-100 đồng/kg. Nhà kho chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn về độ ẩm để ép giá thương lái.

Trong hoạt động cung ứng, thương lái cũng có liên kết với nhau và trữ lại gạo trong thời điểm giá thấp. Tuy nhiên, thương lái thường không được hưởng lợi do doanh nghiệp có quy mô về vốn lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 85 - 87)