Đặc điểm chung của thương lái trong chuỗi giá trị gạoxuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 59)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạotại Đồng Tháp

4.1.2. Đặc điểm chung của thương lái trong chuỗi giá trị gạoxuất khẩu

Thương lái tại ĐBSCL nói chung và thương lái tại tỉnh Đồng Tháp có các đặc trưng cơ bản là; i) là đơn vị trung gian giữa người sản xuất lúa và các đơn vị chế biến; ii) thương lái sử dụng lao động gia đình là lực lượng lao động chủ yếu cho các hoạt động kinh tế; iii) thương lái có vốn ít, chủ yếu sử dụng các phương tiện sẵn có từ hộ gia đình, quy mô vùng nguyên liệu nhỏ, chịu nhiều rủi ro thị trường; iv) là người có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, đánh giá chất lượng lúa gạo chính xác, am hiểu về địa bàn thu mua.

Về học vấn, thương lái trong chuỗi giá trị gạochủ yếu có trình độ trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trong đó, số chủ hộ có trình độ trung học cơ sở chiếm 50% số mẫu điều tra. Thương lái có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm 36,67%. Về trình độ chuyên môn, tỷ lệ thương lái chưa qua đào tạo chiếm 76,67% số mẫu điều tra. Ở các mức trình độ học vấn cao hơn tỷ lệ tương đối thấp, trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 16,67% và trình độ cao đẳng chỉ chiếm 6,67%.

Bảng 4.2. Trình độ chủ hộ thương lái được khảo sát

Giáo dục phổ thông Số người Tỷ lệ (%)

Cấp 1 4 13,33

Cấp 2 15 50,00

Cấp 3 11 36,67

Trình độ đào tạo

Không qua đào tạo 23 76,67

Trung cấp 5 16,67

Cao đẳng, đại học 2 6,67

Tổng cộng 30 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Về nhân khẩu, trung bình hộ thương lái có 4,1 người/hộ, số hộ có nhân khẩu 3-4 người chiếm 75% số mẫu điều tra. Tỷ lệ nhân khẩu nam và nữ không chênh lệch nhiều (2,3 và 2,1 người/hộ). Số lao động chính trong hộ bình quân là 2,3 lao động/hộ, số hộ có lao động chính từ 2-3 người chiếm 70% số hộ điều tra. Phần lớn các hộ thương lái sử dụng lao động trong gia đình để thu mua lúa, rất ít thuê thêm lao động. Việc thu mua lúa thường phổ biến sử dụng 2 lao động, thường là vợ chồng. Một số nhỏ các thương lái có công suất ghe lớn, trên 100 tấn trở lên mới thuê thêm lao động, phần lớn là thuê thêm 1 lao động, các lao động này thường có trình độ thấp và thuê theo ngày công.

Qua khảo sát, độ tuổi bình quân của thương lái trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trên 39 tuổi với số năm kinh nghiệm bình quân là 11,33 năm.

Bảng 4.3. Thông tin cơ bản của chủ hộ thương lái

Chỉ tiêu Tổng số mẫu Trung bình

Số nhân khẩu (người/hộ) 30 4,1

Số nhân khẩu nam (người/hộ) 30 2,3

Số nhân khẩu nữ (người/hộ) 30 2,1

Lao động chính (lao động/hộ) 30 2,3

Lao động nông nghiệp (lao động/hộ) 30 1,0

Lao động phi nông nghiệp (lao động/hộ) 30 0,7

Lao động vừa nông nghiệp vừa phi nông nghiệp (lao động/hộ) 30 0,25

Số năm kinh nghiệm (năm) 30 11,33

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Hoạt động thu gom lúa của thương lái từ rất lâu đời gắn liền với sản xuất lúa gạo hàng hóa. Lúa gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính và có vai trò quan trọng tại Đồng Tháp,do vậy phần lớn các hộ có kinh nghiệm hoạt động trên 15 năm chiếm 50% số hộ, còn các hộ có kinh nghiệm dưới 5 năm chỉ chiếm 3,3%. Số năm kinh nghiệm của thương lái phản ánh cách thức hoạt động và đối phó với rủi ro của thương lái trong quá trình thu gom lúa, cung ứng.

Bảng 4.4. Số năm kinh nghiệm của thương lái

Số năm kinh nghiệm Số hộ Tỷ lệ (%)

1-5 năm 1 3,33

6-10 năm 9 30

11-15 năm 5 16,67

Trên 15 năm 15 50

Tổng cộng 30 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Về chi phí đầu tư ban đầu:Qua khảo sát thương lái cho thấy, chi phí đóng

mới của ghe có trọng tải 50 tấn thời điểm năm 2016 có 2 mức gồm: ghe gỗ trọng tải 50 tấn là 550 triệu đồng và ghe sắt trọng tải 50 tấn là 450 triệu đồng. Trong đó, ghe gỗ có ưu điểm tốt hơn ghe sắt do trọng lượng nhẹ hơn ghe sắt nên có khối lượng lúa vận chuyển lớn hơn. Trong thời điểm 2 năm thì thương lái bảo trì 1 lần với chi phí từ 10-12 triệu đồng, ghe có thời hạn sử dụng được từ 25-30 năm.

Bảng 4.5. Tài sản phục vụ kinh doanh của thương lái

Loại chi phí Đơn giá

Đầu tư TSCĐ

+ Ghe sắt 50 tấn 450 triệu VNĐ

+ Ghe gỗ 50 tấn 550 triệu VNĐ

Bảo dưỡng hàng năm 6 triệu VNĐ

Thời gian sử dụng 25 năm

Chi phí hoạt động thu mua

Tiền mặt thu mua lúa 800-900 triệu

Vay vốn ngân hàng 200-300 triệu

Chi phí lãi vay Lãi suất 0,87%/tháng

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Khảo sát cho thấy, hầu hết thương lái đều không có kho chứa lúa, gạo. Qua khảo sát, 28/30 hộ thương lái không có kho chứa, chiếm tỷ lệ 93,33%, 2/30 hộ thương lái có kho chứa tuy nhiên năng lực chứa nhỏ, từ 50-100 tấn. Qua khảo sát cho thấy, có 15/30 hộ thương lái không có kho chứa do thiếu vốn chiếm 50%, chi phí xây dựng kho chứa vượt quá khả năng của thương lái. 15/30 hộ thương lái cho rằng không cần thiết xây dựng kho chứa.

Hình 4.3. Tình hình kho chứa của thương lái điều tra

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Không có kho chứa 93% Có kho chứa

Thương lái thu mua lúa có quy mô nhỏ, vùng nguyên liệu có diện tích thấp, vùng thu mua nguyên liệu trung bình của 30 hộ thương lái qua khảo sát là 385 ha. Trong đó, vùng thu mua nguyên liệu chủ yếu ở mức 200-300 ha, chiếm tỷ lệ 46,67% và mức từ 300-500 ha là 33,33%. Do chủ yếu là các thương lái nhỏ, có công suất ghe trung bình 55 tấn/chuyến. Các ghe có công suất lớn thì có vùng thu mua nguyên liệu lớn hơn.

Bảng 4.6. Quy mô vùng thu mua nguyên liệu của thương lái

Diện tích Số lượng Tỷ lệ (%)

Từ 200-300 (ha) 14 46,67

Từ 300-500 (ha) 10 33,33

Trên 500 (ha) 6 20,00

Tổng 30 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) 4.1.3. Hoạt động thu gom

Hoạt động thu gom của thương lái bao gồm: tham khảo với thương lái khác về tình hình thu hoạch, khảo sát giá cả thị trường, chủng loại thu mua của các nhà kho trong địa bàn cung ứng. Dự tính chi phí và giá thành thu mua để từ đó quyết định việc thu mua lúa.

Qua thực tế khảo sát cho thấy phần lớn người sản xuất không tự mang lúa đi tiêu thụ mà thương lái đến thu muatại ruộng. Trên 90% người sản xuất bán lúa tươi cho thương lái tại ruộng, điều này cho thấy vai trò trung tâm của thương lái trong việc thu mua lúa từ người sản xuất. Hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo là rất quan trọng và là lực lượng không thể thay thế được.

Hình 4.4. Hoạt động thu gom của thương lái

Lý do người sản xuất bán lúa cho thương lái chủ yếu là thương lái thu mua lúa tươi ngay tại đồng (87,67% số hộ), thanh toán tiền ngay sau khi mua (63,33% số hộ), và tiêu chuẩn mua dễ dàng (40% số hộ). Các lý do bán lúa vì ứng tiền trước và thân quen thấp hơn lần lượt ở mức: 33,33% và 30%.Thương lái thường linh hoạt hơn trong việc thanh toán so với nhà máy và doanh nghiệp xuất khẩu do đó người sản xuất lúa thường giao dịch với thương lái. Thương lái với phương tiện vận chuyển nhỏ có thể len lỏi vào tận đồng của người sản xuất, điều mà các các doanh nghiệp không thể thực hiện được.

Hình 4.5. Lý do người sản xuất bán lúa cho thương lái

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Qua khảo sát cho thấy, trung bình thương lái mất từ 3-4 ngày từ lúc thu mua lúa cho đến khi bán gạo cho nhà máy hoặc doanh nghiệp. Trong đó, hoạt động di chuyển thu mua lúa và vận chuyển lúa về mất nhiều thời gian nhất. Vùng nguyên liệu tại địa phương có thời gian thu mua ít hơn so với vùng nguyên liệu tại các tỉnh khác do tiết kiệm được thời gian di chuyển và hoạt động khảo sát vùng nguyên liệu. Qua khảo sát cũng cho thấy, quy trình khép kín từ phía nhà

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%

Mua lúa tươi tại đồng

Thanh toán nhanh chóng

Tiêu chuẩn thu mua dễ dàng Ứng tiền trước

máy, doanh nghiệp từ sấy, xay xát, lau bóng nên quy trình thu mua lúa của thương lái ngày càng được rút ngắn.

Bảng 4.7.Các hoạt động của thương lái thu gom lúa

Hoạt động Đơn vị

tính

Vùng nguyên liệu Tại địa

phương Tỉnh khác

Khảo sát giá lúa, gạo Giờ 1-2 1-2

Tính toán chi phí, lợi nhuận dự kiến - - -

Khảo sát vùng nguyên liệu qua, lên kế

hoạch Ngày 1/2 1/2

Khảo sát vùng nguyên liệu Ngày 1/2 1

Hợp đồng/đặt cọc mua lúa Đồng/kg 200 200

Di chuyển đi mua Lúa (ghe) Giờ 3-4 8-10

Bốc xếp lúa lên ghe Giờ 3-4 3-4

Vận chuyển lúa về nhà máy Giờ 4-5 10-12

Sấy lúa Giờ 4 4

Xay gạo nguyên liệu Giờ 3-4 3-4

Đánh bóng Giờ 3-4 3-4

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) Hộp 4.1. Thu mua lúa của thương lái

Thương lái đi thu mua lúa lâu năm đều có sổ tay ghi nhật ký thu mua lúa hàng vụ. Căn cứ vào cuốn sổ này, thương lái sẽ liên hệ với người sản xuất hoặc cò lúa tại các vùng để biết người sản xuất trong vùng chủng loại xuống giống, chất lượng, sản lượng, và thời điểm thu hoạch để thu mua. Cuốn sổ ghi giá lúa thu mua, giá bán gạo nguyên liệu hoặc thành phẩm cho nhà kho để tính toán lợi nhuận hàng năm. Ngoài ra, thương lái còn tham khảo mức giá lúa gạo so với cùng kỳ năm trước để quyết định thu mua lúa hoặc bán gạo nguyên liệu cho nhà kho.

Hình 4.6. Sổ tay thu mua lúa của thương lái

Nguồn: Phỏng vấn sâu thương lái Nguyễn Thị Liên, tại Sa Đéc, Đồng Tháp (2015) Qua khảo sát, số chuyến lúa trung bình hàng năm của thương lái trong năm 2015 là 35,7 chuyến, lượng thu mua lúa mỗi chuyến trung bình là 79 tấn. Thương lái qua khảo sát chỉ thực hiện được 2,98 chuyến lúa/tháng cho thấy hiệu quả hoạt động của thương lái khá thấp khi quy trình của thương lái từ thời điểm thu mua lúa đến khi bán gạo cho nhà máy, doanh nghiệp chỉ mất từ 3-4 ngày.

Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu thu mua lúa của thương lái năm 2015

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

Số chuyến lúa bình quân năm Chuyến 35,71

Số chuyến trung bình Tháng 2,98

Lượng lúa thu mua/chuyến Tấn/chuyến 79

Sản lượng bình quân năm Tấn/năm 2790

4.1.3.1. Khối lượng và chủng loại thu gom

- Vụ Đông Xuân chiếm tỷ lệ thu mua lớn: Qua điều tra 30 thương lái cho

thấy, khối lượng lúa tươi trung bình thương lái thu mua trong năm 2015 là 2790 tấn. Trong đó vụ Đông Xuân, thương lái thu mua lượng lúa cao nhất, chiếm 49,6% khối lượng thu mua cả năm. Qua khảo sát cho thấy, khối lượng lúa thu mua vụ Đông Xuân lớn hơn so với các vụ khác do chất lượng gạo vụ Đông Xuân cao hơn so với các mùa vụ khác trong năm và vụ Đông Xuân cũng có sản lượng lớn nhất. Doanh nghiệp gạo trữ lại gạo Đông Xuân để xuất khẩu cho cả năm đồng thời cũng để cung ứng cho các doanh nghiệp kinh doanh gạo nội địa sản xuất trong năm.

Bảng 4.9. Khối lượng thu mua lúa của các hộ thương lái năm 2015 ĐVT: tấn ĐVT: tấn

Mùa vụ

Chủng loại Tổng

Lúa IR

50404 Dài Thơm, lúa khác

Đông Xuân 19900 11486 10157 41543

Hè Thu 16057 5657 2014 23729

Thu Đông 10043 5771 2614 18429

Tổng 46000 22914 14786 83700

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Lúa IR 50404 chiếm tỷ lệ lớn nhất của trong tổng sốkhối lượng lúa: Qua

khảo sát thu mua của thương lái trong năm 2015, lúa IR 50404 chiếm 49,63% khối lượng lúa thu mua của thương lái. Lúa IR 50404 chiếm tỷ trọng lớn do Đồng Tháp là địa phương có diện tích lúa IR 50404 canh tác lớn tại ĐBSCL. Nguồn lúa khôqua khảo sát chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng khối lượng thu mua do hầu hết người sản xuất bán lúa tươi ngay tại đồng. Chỉ một phần người sản xuất trữ lại các giống lúa đặc sản khi giá lúa này giảm mạnh khi thu hoạch.

Hình 4.7. Chủng loại lúa thu mua của các hộ thương lái năm 2015 Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

4.1.3.2.Thu gom qua trung gian

Qua điều tra khảo sát từ 30 hộ thương lái cho thấy thương lái đều thu gom trực tiếp từ người sản xuất và gián tiếp trung gian (cò lúa). Tỷ lệ thương lái có thu mua lúa trực tiếp từ người sản xuất là 96,67%. Về quy mô vùng nguyên liệu, thương lái có vùng nguyên liệu 200-500 ha đều thu mua trước tiếp từ người sản xuất. Trong khi đó, thương lái có vùng nguyên liệu trên 500 ha chỉ có 83,33% thu mua trực tiếp từ người sản xuất do diện tích canh tác còn nhỏ, không đáp ứng được khối lượng vận chuyển của thương lái trong mỗi chuyến. Tỷ lệ thương lái có thu mua qua trung gian (cò)cũng chiếm tỷ lệ cao lên tới 90%. Trong đó, 100% các hộ thương lái có quy mô trên 500 ha thu mua qua trung gian do khối lượng thu mua lúa trên mỗi chuyến lớn, lực lượng trung gian đảm nhận luôn khâu vận chuyển, bốc xếp. Trong nhiều trường hợp, trung gian còn đảm bảo cho thương lái vận chuyển lúa được thông suốt tại địa bàn trong thời điểm địa phương đóng cống để hạn chế xâm nhập mặn. 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000

Lúa IR 504 Lúa dài, chất lượng cao Lúa thơm, đặc sản Lúa tươi Lúa khô

Bảng 4.10. Đối tượng thu mua nguyên liệu của thương lái Quy mô vùng Quy mô vùng nguyên liệu Trực tiếp từ người sản xuất

Thu mua qua trung gian (cò lúa)

Tổng số hộ thương lái

Từ 200-300 (ha) Số hộ thương lái 14 12 14

Tỷ lệ (%) 100,00 85,71 -

Từ 300-500 (ha) Số hộ thương lái 10 9 10

Tỷ lệ (%) 100,00 90,00 -

Trên 500 (ha) Số hộ thương lái 5 6 6

Tỷ lệ (%) 83,33 100,00 -

Tổng Số hộ thương lái 29 27 30

Tỷ lệ (%) 96,67 90,00 -

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

- Khảo sát thông tin đầu vào: Tại kênh tham khảo các yếu tố đầu vào của

thương lái cũng cho thấy, thương lái phần lớn khảo sát các yếu tố đầu vào từ trung gian là cò lúa tại các vùng. Qua khảo sát, có 25/30 hộ thương lái khảo sát các yếu tố đầu vào từ trung gian, chiếm 83,33%. Trong khi đó, tham khảo trực tiếp từ người sản xuất chỉ chiếm 40,00% và chỉ có 8 hộ thương lái tham khảo từ các thương lái khác, chỉ chiếm 26,67%.

Quy mô khảo sát cho thấy, thương lái có vùng nguyên liệu càng lớn thì tỷ lệ khảo sát qua trung gian tăng. Với quy mô thương lái trên 500 ha trở lên, 100% hộ thương lái đều khảo sát đầu vào thông qua trung gian. Tỷ lệ thương lái khảo sát qua thương lái khác thấp cho thấy mức độ liên kết với thương lái với nhau yếu.

Bảng 4.11. Hoạt động khảo sát nguồn cung lúa của thương lái

Nguồn khảo sát

Quy mô vùng nguyên liệu

Tổng Từ 200-300 (ha) Từ 300-500 (ha) Trên 500 (ha) Từ người sản xuất 5 4 3 12

Từ trung gian (cò lúa) 11 8 6 25

Từ thương lái khác 4 3 1 8

Hộp 4.2. Thương lái thu mua lúa qua trung gian

Hầu hết thương lái đều phải thông qua cò lúa, người sản xuất thông qua cò bán lúa và cập nhật giá lúa theo thị trường hàng ngày. Có lúa là người theo dõi sát giá cả thị trường, từ giá gạo thành phẩm, nguyên liệu, phân tích xu hướng thị trường từ đó tính toán giá lúa cho người sản xuất. Thương lái thông qua cò lúa để biết được chất lượng lúa cần thu mua, giống lúa và tỷ lệ thu hồi gạo nguyên liệu dự kiến. Tại một số vùng nước cạn, mặc dù thương lái có thể thỏa thuận trực tiếp với người sản xuất tuy nhiên lại phải bắt buộc qua thương lái để thuê các lao động địa phương vận chuyển lúa lên ghe, bốc xếp. Trong những năm qua, lực lượng cò lúa tăng lên rất mạnh, mỗi đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp (Trang 59)