Nam đã sẵn sàng chịu đựng tất cả, chứ không chịu mất tự do”48. Khi chiến tranh đã xảy ra, Người vẫn tha thiết đề nghị: “Chính phủ và nhân dân Pháp chỉ cần có một cử chỉ công nhận độc lập và thống nhất của nước Việt Nam là chấm dứt được những tai biến này, hòa bình và trật tự sẽ trở lại ngay tức khắc”49.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về bạo lực thể hiện sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo và làm phong phú thêm lý luận về cách mạng bạo lực của chủ nghĩa Mác – Lênin. Quan điểm đó hoàn toàn khác quan điểm đề cao quá mức vai trò của bạo lực, của đấu tranh vũ trang, cho rằng “súng quyết định tất cả”, “chính quyền trên đầu ngọn súng”…
Trên đây là những quan điểm cơ bản của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Những quan điểm đó có ý nghĩa chỉ đạo mọi hoạt động quân sự của Đảng ta trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
4.3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCLĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ CHỦ YẾU LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ CHỦ YẾU
4.3.1. Về khởi nghĩa vũ trang toàn dân, chiến tranh toàn dân và quốcphòng toàn dân phòng toàn dân
Thấu hiểu sâu sắc bản chất của chế độ thực dân ở nước thuộc địa nửa phong kiến, lại được tiếp thu quan điểm bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin, từ rất sớm Hồ Chí Minh đã chỉ rõ con đường giành chính quyền ở Việt Nam phải bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Họa sĩ Thụy Điển Êrích Giôhanxơn trong một lần gặp gỡ với Người ở Mátxcơva (tháng 9-1924) đã kể lại: “Nguyễn Ái Quốc đã suy nghĩ về sự giải phóng nước Việt Nam bằng khởi nghĩa vũ trang. Nguyễn cho rằng việc giải phóng đất nước không thể thực hiện bằng cải cách dần dần hay thông qua một sự giải phóng dân tộc từ trên xuống. Nguyễn thấy một cuộc đảo chính đơn giản không thể thực hiện được sự nghiệp giải phóng. Nguyễn nói chuyện rất say sưa về việc tổ chức càng nhiều càng tốt những nhóm vũ trang của nông dân và công nhân Việt Nam. Đó là những tế bào