Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân

Một phần của tài liệu TU TUONG HCM VE CAC TO CHUC CHINH TRI VA DOAN KET HO5 (Trang 33 - 36)

12 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb CTQG, H.20, tr

2.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân

VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

2.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân vàvì dân vì dân

Hồ Chí Minh luận giải Nhà nước của dân, do dân, vì dân một cách dung dị, đơn giản, thiết thực và rất dễ hiểu.

2.2.1.1. Nhà nước của dân

Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng Nhà nước, cơ quan quyền lực Nhà nước phải là của dân, do dân là chủ. Nhà nước mới theo Hồ Chí Minh trước hết phải là Nhà nước của cả dân tộc, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp được đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và tài năng tham gia vào công cuộc xây dựng Nhà nước. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập, thống nhất đất nước không tách rời với tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Do vậy, khi đã tìm được con đường giải phóng dân tộc, lựa chọn một mô hình Nhà nước mới cho dân ta, Hồ Chí Minh đã cùng Đảng, cùng dân ta bắt tay

ngay vào xây dựng "Nhà nước dân chủ, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ, bản chất của Nhà nước là của giai cấp công nhân. Đây là điều đối lập hoàn toàn với bản chất của các kiểu Nhà nước trước đó trong lịch sử nước ta. Bộ máy Nhà nước phải do dân tự lập ra, người đứng đầu Nhà nước cũng phải do dân bầu ra. Nhà nước đó hoạt động vì mục tiêu, quyền lợi của nhân dân lao động. Nhà nước ở Việt Nam là Nhà nước dân chủ nhân dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân "tự quyết định". Cụ thể, ngay những ngày đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh về bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, tạo cơ sở cho việc hình thành chính quyền cách mạng ở các cấp, xác định rõ quyền lực Nhà nước là ở tay nhân dân lao động; nguồn gốc quyền lực, sức mạnh của Nhà nước là ở nhân dân; nhân dân là chủ thể duy nhất của quyền lực Nhà nước đó.

Tư tưởng Hồ Chí Minh "Dân là gốc của nước", "nước lấy dân làm gốc" là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức, xây dựng Nhà nước, là một sự vận dụng sáng suốt tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân là Nhà nước trong đó nhân dân là chủ; dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, dân tộc. Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: Nước ta là nước dân chủ; địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ; bao nhiêu quyền hạn là của dân; quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Trong Nhà nước ta, toàn bộ quyền lực đều thuộc về nhân dân. Quan niệm toàn bộ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân thể hiện rõ nhất tính dân chủ triệt để của Nhà nước ta, trở thành nguyên tắc cơ bản tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phải được thể hiện rõ trong các văn bản pháp lý mà đạo luật cao nhất là Hiến pháp.

Trong Nhà nước ta, dân là chủ thể của quyền lực thì người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được ủy quyền, được nhân dân trao quyền để gánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước. Hồ Chí Minh gọi người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước là “đầy tớ”, “công bộc” của dân. Làm công bộc của dân là một trách nhiệm rất vẻ vang, nhưng rất khó

khăn, nặng nề. Muốn vậy, người cầm quyền phải gần dân, sát dân, hiểu dân, thương dân, tin dân và biết sử dụng sức mạnh của dân. Tác phong của người cầm quyền phải là: óc nghĩ, mắt thấy, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm.

Từ quan niệm chung về vị thế của người cầm quyền, Hồ Chí Minh ý thức rất rõ vị trí của Người trong hệ thống quyền lực nhà nước Việt Nam. Người nhiều lần nhắc nhở: Ở nước ta từ Hồ Chủ tịch trở xuống là đầy tớ của nhân dân; dân đặt ở đâu thì làm ở đó; Người làm Chủ tịch nước cũng là nhận sự trao quyền, ủy thác của nhân dân. Ở nước ta từ Hồ Chủ tịch trở xuống là đầy tớ của nhân dân; dân đặt ở đâu thì làm ở đó; Người làm Chủ tịch nước cũng là nhận sự trao quyền, ủy thác của nhân dân.

2.2.1.2. Nhà nước do dân

Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước do dân là dân làm chủ Nhà nước; Nhà nước phải tin dân và dựa vào dân. Nội dung quyền làm chủ Nhà nước của dân rất rộng, trước hết thể hiện ở chỗ: Nhân dân là người tổ chức nên các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương thông qua thực hiện chế độ tổng tuyển cử phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín bầu các đại biểu xứng đáng vào các cơ quan quyền lực nhà nước...

Nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử thì cũng có quyền thực hiện chế độ bãi miễn theo ba mức độ từ thấp đến cao: bãi miễn đại biểu; bãi miễn các cơ quan nhà nước; bãi miễn nội các Chính phủ nếu các đại biểu đó, các cơ quan nhà nước và nội các Chính phủ không còn phù hợp với nhân dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

Nhà nước do dân có một nội dung quan trọng là nhân dân có quyền tham gia công việc quản lý nhà nước; sao cho các quyết định của cơ quan nhà nước đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Nhà nước do dân, nghĩa là dân có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp trí tuệ, sức người, sức của tổ chức, xây dựng, bảo vệ và phát triển Nhà nước.

Nhà nước do dân còn bao hàm một nội dung quan trọng: nhân dân có quyền tham gia vào công việc quản lý nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát,

giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu do mình cử ra. Mọi nguồn lực mà Nhà nước có để hoạt động đều được huy động từ dân.

Người khẳng định chân lý đó:

"Gốc có vững cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân

Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân"(1). Sự thành bại của cách mạng đều gắn với vai trò của quần chúng nhân dân lao động. Thực tế lực lượng của nhân dân rất lớn, khả năng của nhân dân là phi thường. Trong mọi vấn đề của cách mạng, nếu có dân là có tất cả, ngược lại không có dân thì thất bại trong tầm tay.

"Dễ mười lần không dân cũng chịu Khó trăm lần dân liệu cũng xong"

Nhà nước muốn là của dân, Nhà nước phải làm tốt bổn phận là người đại biểu thay mặt nhân dân, quyền hành nơi Nhà nước là do dân giao phó. Có nghĩa là quyền hành của nhân dân là quyền hành được thông qua người đại diện, người đại biểu do dân cử ra. Năm 1946, trả lời phỏng vấn báo nước ngoài, Hồ Chí Minh nói "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ nhận chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận, bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui..."13. Trong xây dựng Nhà nước dân chủ, Hồ Chí Minh luôn yêu cầu Nhà nước phải thường xuyên thực hiện phê bình và tự phê bình, lắng nghe ý dân, làm công tác quản lý Nhà nước sao cho tốt hơn. Nhà nước muốn công việc của mình mang lại hiệu quả cao thì Nhà nước bắt buộc phải dựa vào dân và phải thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", để người dân tham gia vào công việc Nhà nước một cách đầy đủ và thực sự.

(1)(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996, T 8, tr. 276.

Một phần của tài liệu TU TUONG HCM VE CAC TO CHUC CHINH TRI VA DOAN KET HO5 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w