chuẩn bị về toàn diện, của toàn dân”56. Người chỉ rõ: Địch muốn dùng cách đánh mau, thắng mau. Nếu chiến tranh kéo dài, hao binh tổn tướng, chúng sẽ thất bại. Vậy ta dùng chiến lược trường kỳ kháng chiến để phát triển lực lượng, tăng thêm kinh nghiệm. Ta dùng chiến thuật du kích, để làm cho địch hao mòn cho đến ngày ta tổng phản công để quét sạch lũ chúng…. Chủ trương của Người thể hiện tinh thần triệt để chống đế quốc xâm lược, kiên trì kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng; đồng thời cũng phản ánh đúng quy luật: một nước nhỏ, thua kém địch nhiều lần về tiềm lực và sức mạnh quân sự, kinh tế như Việt Nam, muốn giành thắng lợi phải đánh lui địch từng bước, đánh thắng địch từng phần, đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Phát huy tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta ”trong Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh chủ trương kháng chiến phải “dựa vào sức mình là chính”, đồng thời phải ra sức tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân
thế giới. Người khẳng định: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”57. Nhân dân ta phải tự mình đảm đương lấy sự nghiệp giải phóng dân tộc, phải “tự lực cánh sinh là chính”. Theo Người, tự lực, tự cường phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu của dân tộc là cơ sở để “tranh thủ và tận dụng được sự ủng hộ”, sự giúp đỡ về vật chất, tinh thần của các nước anh em, của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp và Mỹ. Người cũng nhắc nhở quân và dân ta: tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là hết sức quan trọng, nhưng không được ỷ lại, dựa dẫm; không để ảnh hưởng đến độc lập, tự chủ của đất nước.
Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã chứng tỏ sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới. Trong tác phẩm “Hồ Chí Minh, một con
người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp”, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Có lẽ hiếm có ở đâu chiến tranh nhân dân trong thực tế lại đúng