tranh bảo vệ hòa bình và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Người hết sức kiềm chế, tìm mọi cách để trì hoãn, tránh chiến tranh, nhưng khi không thể nhân nhượng hơn được nữa thì kiên quyết kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mở đầu với “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiên” và kết thúc bằng trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, đi đến Hiệp nghị Giơnevơ 1954, giải phóng một nửa đất nước. Đến kháng chiến chống Mỹ, mở đầu bằng cuộc “Đồng khởi”, chủ động chuyển lên chiến tranh cách mạng, đánh bại từng chiến lược chiến tranh của địch, thực hiện phương châm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, đưa đến thắng lợi sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
4.3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhândân dân
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân được hình thành và phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Có thể nêu lên một số điểm nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang như sau:
Theo Hồ Chí Minh, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng phải bắt đầu từ việc xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng, trên cơ sở đó mà xây dựng và phát triển lực lượng quân sự, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Người chỉ rõ: “Muốn có đội quân vũ trang, phải có đội quân tuyên truyền vận động, đội quân chính trị trước đã, nên phải làm ngay, sao cho đội quân chính trị này càng đông. Phải có quần chúng giác ngộ chính trị tự nguyện vác súng thì mới thắng được”68.
Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Tư tưởng của Người về xây dựng ba thứ quân và mối quan hệ giữa lực lượng vũ trang tập trung với các lực lượng vũ trang địa phương được nêu rất rõ trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tháng 12-1944). Bản Chỉ thị
viết: “Về quân sự, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng”, do đó “sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc – Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực…Trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện”69.
Thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân ta đã chứng tỏ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc là hình thức tổ chức thích hợp nhất để phát huy sức mạnh của cả dân tộc, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nước ta, phù hợp với nghệ thuật quân sự và cách đánh của chiến tranh nhân dân Việt Nam.
Hồ Chí Minh đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam thành một đội quân cách mạng vững mạnh về mọi mặt, từng bước chính quy , hiện đại. Trước hết, Người chú trọng xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, trong đó vấn đề cốt lõi là tăng cường bản chất giai cấp công nhân, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, bảo đảm cho quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với mục tiêu lý tưởng cách mạng. Người nhấn mạnh xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là cơ sở, nền tảng để xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, “chính trị là vận mệnh của quân đội cách mạng”. Vì vậy cần: “Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội, phải tăng cường giáo dục chính trị để nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho toàn quân”70. Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm xây dựng tinh thần dân chủ, kỷ luật, đoàn kết cho bộ đội. Người dạy: Kỷ luật là sức mạnh của quân đội; Kỷ luật trong dân chủ, dân chủ phải có kỷ luật và bộ đội phải nêu cao tinh thần đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế.
Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng quân đội ta thực sự là quân đội của dân, do dân và vì dân. Người thường xuyên nhắc nhở: “Phải nhớ rằng dân là
69 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.539.