với tên gọi của nó như vậy, thực sự sâu rộng trong nhân dân và thực sự vô địch như nhân dân”, và “Cống hiến lớn nhất của Hồ Chí Minh vào lý luận về phương pháp cách mạng là lý luận về chiến tranh nhân dân”58
Sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 được ký kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam còn tạm thời dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương ra sức xây dựng miền Bắc vững mạnh về mọi mặt làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Để khắc phục nhận thức lầm tưởng hòa bình là thái bình ở một số cán bộ, Người nói rõ: “Trong khi nhận định có khả năng thực hiện thống nhất bằng phương pháp hòa bình ở Việt Nam ta, chúng ta cần phải luôn luôn nhớ rằng kẻ thù của nhân dân ta là đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng còn chiếm giữ một nửa đất nước ta, và chúng đang chuẩn bị chiến tranh, vì vậy chúng ta cần phải luôn luôn nắm vững ngọn cờ hòa bình, nhưng đồng thời phải luôn luôn nâng cao đề phòng và cảnh giác”59. Vấn đề xây dựng đi đôi với bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vấn đề củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân và quân đội nhân dân được khẩn trương đặt ra ngay sau ngày miền Bắc sạch bóng quân xâm lược.
Tháng 3-1957, Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh chủ trì, đã ra nghị quyết về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và thông qua kế hoạch 5 năm xây dựng quân đội (1956-1960). Hồ Chí Minh khẳng định, trong những điều kiện lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta lúc này, nhiệm vụ xây dựng và củng cố quốc phòng phải là một bộ phận không thể tách rời của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, và muốn có nền quốc phòng vững mạnh thì “phải dựa vào lực lượng của nhân dân, phải làm cho mỗi người dân hiểu rõ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc”60. Người chủ trương xây dựng một nền quốc phòng thực sự của dân, do dân và vì dân; đó là nền quốc phòng mang bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa,
58 Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc, nột thời đại, một sự nghiệp, Nxb. Sự thật, H, 1990, tr.42 1990, tr.42