33 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr 45.
4.2. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH
CHÍ MINH
CHÍ MINH quân sự và chính trị, chiến tranh và chính trị. Người khẳng định vai trò quyết định, chỉ đạo của chính trị trong mọi hoạt động quân sự, từ việc vạch ra đường lối chiến lược, phát động và tập hợp quần chúng đấu tranh vũ trang, xây dựng và sử dụng lực lượng đến việc củng cố hậu phương, căn cứ địa, nâng cao trạng thái chính trị, tinh thần của quân đội…Bởi vì: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”34. Điều đó có nghĩa là, mọi tổ chức và mọi hoạt động quân sự đều phải quán triệt và tuân theo sự chỉ đạo của đường lối chính trị, phải thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cách mạng.
Mục tiêu chính trị của cuộc cách mạng mà Hồ Chí Minh và chính đảng vô sản do Người sáng lập đã xác định là “giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người”; là “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”; là làm cho đất nước hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, mọi người được ấm no, hạnh phúc. Mục tiêu chính trị đó vừa phản ánh đúng ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Theo mối liên hệ bản chất giữa tư tưởng cách mạng và các bộ phận hợp thành, mục tiêu cách mạng trên đồng thời cũng quy định tính chất, mục đích yêu nước, tiến bộ và chính nghĩa của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo. Mục tiêu lâu dài của cách mạng được thể hiện thành mục đích chính trị của mỗi cuộc chiến tranh cụ thể: độc lập dân tộc và ruộng đất cho