Tổng kết phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam suốt 80 năm, từ năm 1862, khi vua Tự Đức ký hiệp ước bán nước, cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ cho giặc Pháp, đến năm 1941, khi dân tộc Việt Nam đồng thời phải chống cả bọn thực dân phản động Pháp lẫn phát xít Nhật, Hồ Chí Minh thấy rõ tinh thần tinh thần yêu nước bất diệt của dân tộc Việt Nam; song cũng thấy rõ sự hạn chế về tập hợp lực lượng, thực hiện đoàn kết của các phong trào này. Từ đó, Người khẳng định rằng: “Không có một sức mạnh thống nhất của cả nước, không có sự giúp đỡ mạnh mẽ của bên ngoài, công cuộc vận động giải phóng khó mà thành công được, …”.19
Tổng kết các phong trào yêu nước và cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, Hồ Chí Minh rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu về công tác tuyên truyền, tập hợp lực lượng, thực hiện đoàn kết cho cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới:
Nghiên cứu, tổng kết phong trào yêu nước chống các nước chủ nghĩa đế quốc (Anh, Pháp, Đức, Nhật, Mỹ, Nga, Ý, Áo - Hung) của nhân dân Trung Quốc từ năm 1635 đến năm 1924, Hồ Chí Minh thấy rõ Trung Quốc mất nước và các cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu không chỉ do các nước đế quốc liên minh với nhau và triều đình Mãn Thanh “rất suy nhược”, mà còn do “nội bộ Trung Quốc bị chia rẽ”. Nghiên cứu cuộc Cách mạng dân chủ tư sản năm Tân Hợi (1911), Hồ Chí Minh thấy rõ Quốc Dân đảng Trung Quốc và Chính phủ Quảng Châu, đứng đầu là Tôn Trung Sơn, có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm thực hiện đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của dân tộc Trung Hoa là bọn quân phiệt Trung Quốc, phong kiến Mãn Thanh và các nước đế quốc thống trị Trung Quốc: tuyên bố hợp tác, đoàn kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc; ủng hộ, đoàn kết với công nông Trung Quốc; liên minh với nước Nga xô viết (liên Nga, hợp Cộng, ủng hộ
Công nông). Nghiên cứu và trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Nhật của
nhân dân Trung Quốc, Hồ Chí Minh thấy rõ từ năm 1935 Đảng Cộng sản Trung