nhà cách mạng nổi tiếng và nghiên cứu nhiều cuộc cách mạng điển hình trên thế giới. Vì vậy, Người nắm bắt được tinh hoa văn hóa thế giới, trong đó nổi bật là
tư duy chính trị và triết học phương Đông, phương Tây, thấy được giá trị to lớn
của đồng tâm hiệp lực, của đoàn kết.
Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh còn được hình thành từ những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về về vai trò, sức mạnh của quần chúng
nhân dân trong cách mạng xã hội: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; nhân dân sáng tạo ra lịch sử; liên minh, đoàn kết giữa các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động, giữa các dân tộc bị áp bức là lực lượng to lớn của cách mạng… Đồng thời với việc nêu ra những quan điểm này, các nhà sáng lập hoặc phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin và Quốc tế Cộng sản cũng đưa ra những khẩu hiệu kêu gọi các giai cấp lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đoàn kết lại trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, xây dựng xã hội mới thực sự dân chủ, bình đẳng. Là một nhà cách mạng quốc tế vừa hoạt động thực tiễn, vừa nghiên cứu lý luận cách mạng, Hồ Chí Minh thấm nhuần quan điểm quần chúng và tư tưởng đoàn kết của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng, phát triển chúng để kêu gọi, tập hợp, tổ chức các dân tộc bị áp bức đoàn kết, kêu gọi các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới đoàn kết, kêu gọi toàn dân tộc Việt Nam đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, xây dựng xã hội tiến bộ và bảo vệ hòa bình thế giới.
Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh còn được hình thành từ những bài học được Người rút ra khi tổng kết phong trào yêu nước ở Việt Nam và ở nhiều nước khác, và từ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới.
Hồ Chí Minh thấy rõ thống trị Việt Nam, thực dân Pháp thì hành chính sách “chia để trị”. Chúng chia Việt Nam thành 3 kỳ Bắc, Trung, Nam với ba chế độ khác nhau nhằm ngăn cản nhân dân Việt Nam đoàn kết, ngăn cản nước Việt Nam thống nhất. Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng: “Quân thù không sợ cái gì, chỉ sợ nhân dân Việt Nam đoàn kết”.18