15 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T4, tr 57.
2.3.3. Một số giải pháp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Để thực hiện cải cách hành chính có hiệu quả và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải thực hiện đồng thời bốn lĩnh vực chủ yếu sau:
Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước.
Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực. Đấu tranh chống tham nhũng.
Trước tiên là kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trọng tâm là tăng cường công tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, chất lượng các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Tiến hành sắp xếp lại bộ máy hành chính ở các cấp chính quyền theo phương châm tinh, gọn. Tránh sự phân định quyền hạn, trách nhiệm của các cấp không rõ gây phiền hà cho dân. Xác định rõ mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, giữa Trung ương với địa phương. Tăng cường và mở rộng dân chủ, nhất là dân chủ ở cơ sở đi đôi với giữ
vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục, toàn dân nâng cao ý thức chấp hành luật pháp.
Chúng ta phải hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức, coi trọng cả năng lực và đạo đức; có chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ở các cơ quan nhà nước. Sắp xếp lại đội ngũ theo những chức danh, tiêu chuẩn và tăng cường cán bộ cơ sở; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội ở địa phương.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã chỉ ra những nguy cơ phải khắc phục, trong đó tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ. Cùng với tham nhũng là sự lãng phí, quan liêu; phải chống tệ nạn này một cách triệt để và phải có biện pháp cụ thể bằng cách bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy chế, quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý kinh tế - tài chính, tiếp tục xóa bỏ các thủ tục hành chính phiền hà; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành và sự giám sát của nhân dân, phát huy vai trò và trách nhiệm của đảng viên và chi bộ, của các cơ quan đoàn thể quần chúng... Phải xử lý nghiêm minh theo luật định và theo Điều lệ Đảng đối với cá nhân, đơn vị vi phạm và khen thưởng người có công. Tiến hành cải cách chế độ tiền lương, nâng cao đời sống người hưởng lương, chống đặc quyền đặc lợi, thường xuyên giáo dục công chức, đảng viên về chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng...
Muốn có một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với các cơ quan nhà nước. Phải cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước đã được Đảng vạch ra: Đảng lãnh đạo định ra đường lối, chính sách, những chủ trương quan trọng có quan hệ nhiều mặt, có ảnh hưởng chính trị rộng; Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và tổ chức quản lý,
điều hành việc thực hiện; Đảng kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách, khuyến khích những mặt tốt, uốn nắn kịp thời những lệch lạc; Đảng coi trọng việc bố trí cán bộ, chỉ đạo sự phối hợp của cả hệ thống chính trị.
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Thực tế những năm gần đây cho thấy những thành tựu và hạn chế của Nhà nước có nguyên nhân quan trọng từ thành tích, hạn chế của Đảng. Vì vậy, để có được sự chuyển biến căn bản trong cải cách bộ máy nhà nước, đòi hỏi ở Đảng một sự lãnh đạo tập trung hơn nữa, quyết tâm cao hơn nữa, kế hoạch và biện pháp triệt để hơn nữa.
Muốn đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay cần thực hiện đồng bộ hai nhóm giải pháp lớn.
Một là, các giải pháp chỉnh đốn, đổi mới Đảng, xây dựng Đảng xứng
đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc. thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực trí tuệ và uy tín làm tròn trọng trách của lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân; kiên quyết khắc phục sự suy thoái về tư tưởng, chính trị , đạo đức trong cán bộ, đảng viên.
Tiếp tục đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ
Đẩy mạnh công tác xây dựng, củng cố nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng gắn với xây dựng chính quyền, mặt trận và các đoàn thể cơ sở và phong trào cách mạng của quần chúng.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tiếp tục kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Hai là, các giải pháp đổi mới nội dung và phương pháp lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước.
Tiếp tục nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về phân định vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp làm việc giữa cơ quan, tổ chức của Đảng với cơ quan, tổ chức của Nhà nước ở tất cả các cấp theo phương châm tôn trọng Điều lệ Đảng, tôn trọng Hiến pháp, pháp luật, thể chế của cơ quan nhà nước, tính đến đặc thù của từng lĩnh vực, nội dung lãnh đạo.
Tiếp tục tổng kết và đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trong các lĩnh vực xây dựng Nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Đảng và chính quyền cơ sở.
Tăng cường hoạt động kiểm tra, bảo vệ nội bộ Đảng, chỉ đạo sát sao hơn đối với hoạt động thanh tra và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật khác. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác cán bộ trong bộ máy nhà nước, bảo đảm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.
Chương 3