của nhà nước dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử chuyên chính vô sản. Nền quốc phòng đó không chỉ bảo vệ Tổ quốc mà còn bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhân dân, không chỉ chống giặc ngoài mà còn chống cả thù trong, nhằm phục vụ mục tiêu cao cả của nhân dân ta là hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội.
Theo tư tưởng của Người, nền quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng
do toàn dân xây dựng, dựa vào sức mạnh toàn diện của đất nước, độc lập tự chủ, tự lực tự cường và ngày càng hiện đại nhằm bảo vệ lợi ích của nhân dân,
bảo vệ thành quả cách mạng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền quốc phòng đó đảm bảo cho miền Bắc vừa làm được nhiệm vụ là căn cứ địa, hậu phương của cả nước, vừa đủ sức đánh bại mọi mưu đồ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc của đế quốc Mỹ và bọn tay sai. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nền quốc phòng toàn dân được tiếp tục bổ sung, ngày càng hoàn chỉnh và trở thành cơ sở cho đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân của Đảng ta.
4.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩavũ trang và chiến tranh cách mạng vũ trang và chiến tranh cách mạng
Kế thừa và phát huy nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc trong điều kiện mới, tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng có bước phát triển mới, rất phong phú và đặc sắc.
Đó là nghệ thuật quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công đi đôi với giành
thế chủ động trong chiến tranh. Với Hồ Chí Minh: Cách mạng là tiến công.
Khởi nghĩa là tiến công “chỉ có tiến, không có thoái”61. Theo Người, chỉ có tiến công kiên quyết và liên tục mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân. Có tiến công mới giành được quyền chủ động, ngược lại có nắm được quyền chủ động mới đảm bảo không ngừng phát triển thế tiến công. Hồ Chí Minh viết: “Giữ quyền chủ động là khôn khéo sử khiến quân thù, muốn đánh nó ở chỗ nào thì đưa nó đến đó mà đánh, muốn đưa nó vào bẫy của mình