Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, là yêu cầu khách quan của cách mạng, là chân lý của thời đại và của dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu TU TUONG HCM VE CAC TO CHUC CHINH TRI VA DOAN KET HO5 (Trang 56 - 58)

22 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.2, tr.274.

3.1.3. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, là yêu cầu khách quan của cách mạng, là chân lý của thời đại và của dân tộc Việt Nam

Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết có ý nghĩa chiến lược. Muốn cách mạng thành công, nếu chỉ có lòng yêu nước, có Đảng cách mạng có đường lối đúng đắn lãnh đạo, có lực lượng cách mạng đông đảo thôi thì chưa đủ, mà còn phải có sự đoàn kết, nhất trí “muôn người như một” của cả dân tộc; đồng thời phải thực hiện đoàn kết quốc tế để nhận được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Thực hiện được đoàn kết là thực hiện được sự “đồng tâm hiệp lực lực”, tạo ra sức mạnh to lớn cho cách mạng; sức mạnh này như một sức mạnh vật chất và là lực lượng vô địch, quyết định

thành công của cách mạng. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cốt tử của cách mạng.

Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là yêu cầu khách quan của lịch sử. Khi lịch sử đòi hỏi phải giải quyết một vấn đề chung hay một nhiệm vụ chung của một bộ phận người, của một giai cấp, hay của cả một dân tộc, thậm chí của cả nhân loại nhằm thực hiện mục đích chung, thì tất yếu mọi người phải xích lại gần nhau, chung sức chung lòng, cùng nhau giải quyết. Vấn đề quan trọng lúc này là những cá nhân tiêu biểu hoặc một tổ chức, hay Đảng lãnh đạo phải tuyên truyền, giáo dục, tập hợp, tổ chức thực hiện đoàn kết, định hướng khối đại đoàn kết đấu tranh đúng mục tiêu. Trên thực tế, trong mỗi quốc gia dân tộc và trên toàn thế giới, bao giờ cũng có những vấn đề, nhiệm vụ chung phải giải quyết nhằm thực hiện mục tiêu chung; do đó, đoàn kết luôn là yêu cầu khách quan của lịch sử. Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược nhằm giành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam và sự thống nhất của đất nước Việt Nam, đại đoàn kết là nhu cầu khách quan của lịch sử Việt Nam, là mục tiêu của cả dân tộc, của toàn dân Việt Nam. Nhằm thực hiện nhiệm vụ chung này, theo Hồ Chí Minh yêu cầu tất cả mọi người dân yêu nước Việt Nam, hay tất cả mọi con dân nước Việt hay con Lạc cháu Hồng phải đoàn kết, đồng tâm hiệp lực trong một mặt trận dân tộc thống nhất có khối liên minh công – nông làm nền, gốc hay làm nòng cốt do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong cuộc đấu tranh cách mạng này, dân tộc Việt Nam còn phải đoàn kết với các lực lượng cách mạng và lực lượng tiến bộ trên thế giới để nhận được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ, có vậy cách mạng mới thành công được. Sự đoàn kết này cũng là một yêu cầu khách quan của lịch sử Việt Nam trong thời đại liên minh các lực lượng có cùng mục đích.

Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết còn là một bài học lớn, một chân lý của

thời đại, một chân lý của dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử Việt Nam, Hồ

Chí Minh kết luận rằng: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không

đoàn kết thị bị nước ngoài xâm lấn”.26 Từ lịch sử xã hội loài người, nhất là lịch sử xã hội phương Đông, Hồ Chí Minh rút ra và khái quát một chân lý: “Ở trong xã hội, muốn thành công phải có ba điều kiện là: thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa. Nhân hòa là thế nào? Nhân hòa là tất cả mọi người đều nhất trí. Nhân hòa là quan trọng hơn hết”.27

Hồ Chí Minh thấy rất rõ rằng: Không có một sức mạnh thống nhất của cả nước, không có sự giúp đỡ mạnh mẽ của bên ngoài, thì công cuộc giành lại độc lập tự do của dân tộc Việt Nam mà thành công được.

Một phần của tài liệu TU TUONG HCM VE CAC TO CHUC CHINH TRI VA DOAN KET HO5 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w