15 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T4, tr 57.
2.3.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta hiện nay
Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo nhân dân ta giành được nhiều thắng lợi trên các mặt trận an ninh chính trị, an toàn xã hội, hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công ở các lĩnh vực trên, thì chúng ta đã phạm phải một số sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lĩnh vực xây dựng và quản lý kinh tế - xã hội. Những yếu kém của bộ máy Nhà nước được thể hiện rõ ở trên nhiều mặt.
Trên thực tế còn có sự chồng chéo giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Lĩnh vực ban hành thành luật, pháp lệnh hay nghị định, hoặc điều chỉnh giữa luật và pháp lệnh cũng mơ hồ, không rõ. Điều đó bị chi phối bởi rất nhiều về thời gian hoạt động của Quốc hội; về năng lực, trình độ và tính chuyên nghiệp của đại biểu Quốc hội và kinh nghiệm lập pháp nói chung của nền hành chính nước ta.
Mối quan hệ giữa lập pháp và tư pháp, giữa hành chính và tư pháp, giữa tòa án và viện kiểm sát có tình trạng tương tự đó là thực trạng không dễ giải quyết từ thực tiễn.
Còn có tình trạng tập trung quan liêu từ Trung ương và cục bộ từ địa phương. Tập trung quan liêu là sự ôm đồm, giành nắm quyền lực từ phía cơ quan Trung ương, muốn chi phối càng nhiều càng tốt nhưng khả năng thì không thể. Địa phương lạm dụng quá mức quyền lực của chính quyền địa phương dẫn đến giải quyết sai các chủ trương, chính sách. Tập trung quan liêu và địa phương cục bộ là hai thái cực cần phải sửa chữa, nếu không sẽ có tác dụng xấu trở lại Trung ương mất vai trò chỉ đạo, địa phương mất tính tự quản sáng tạo.
Rất nhiều vấn đề trong việc xây dựng dự án, phân bổ ngân sách, chủ trương đầu tư, thực thi dự án... còn kém hiệu quả vì nhiều lý do, trong đó có sự yếu kém trong giải quyết mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương.
Trong hoạt động xây dựng pháp luật còn nhiều hạn chế, nhiều sơ hở, gây thiệt hại lớn. Hậu quả của cơ sở pháp luật là: một việc làm không trái với pháp luật nhưng gây thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân. Đó là mảnh đất màu mỡ cho những người am hiểu pháp luật, nắm quyền và nắm tài sản Nhà nước lợi dụng, luồn lách.
Hiện tượng mất dân chủ còn xảy ra khá phổ biến, những quyền cơ bản của người dân bị vi phạm. Lý do chủ yếu là những người có chức vụ, quyền hạn quản lý theo kiểu quan liêu, có ý thức trục lợi, vi phạm pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước.
Ngoài ra còn có sự trì trệ trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và tư pháp. Chức năng kiểm kê, kiểm soát của các cơ quan chức năng trong bộ máy Nhà nước và vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Nhà nước còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nguy hại nhất là một bộ phận cán bộ công chức Nhà nước thoái hóa, biến chất, chạy chức chạy quyền, tham nhũng, hối lộ làm mất lòng tin của nhân dân v.v...