quân sự không còn là việc riêng của quân đội mà được nhân dân cả nước thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đấu tranh vũ trang cũng không còn là lĩnh vực dành riêng cho quân đội, ngược lại được toàn dân tự giác đứng lên chiến đấu. Cuộc chiến tranh yêu nước của nhân dân ta thực sự là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc, đánh giặc bằng sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng, của quân đội và toàn thể nhân dân. Vì thế kháng chiến có thể kéo dài cho đến ngày toàn thắng, còn quân xâm lược dù hung hãn và trang bị hiện đại đến mức nào cũng thất bại.
Đó là nghệ thuật “tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu” và phát huy các nhân tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Trong chỉ đạo chiến tranh, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc kết hợp lực, thế, thời, mưu để giành chiến thắng. Nắm vững và vận dụng tài tình quy luật về thế và lực trong chiến tranh, Người giải thích: “Quả cân chỉ một ki lô gam, ở vào thế lợi thì lực của nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng được một vật nặng hàng trăm ki lô gam. Đó là thế thắng lực”64. Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng vấn đề thời cơ và nhấn mạnh phải có quyết tâm tranh thủ thời cơ để giành thắng lợi. Trong bài thơ “Học đánh cờ”, Người viết: “Lạc nước, hai xe đành bỏ phí. Gặp thời, một tốt cũng thành công”65.
Để phát huy hiệu quả của lực, thế, thời, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải biết dùng mưu, bày kế để đánh địch. Người chỉ rõ “Phải dụ quân giặc vào bẫy để đánh” và “du kích cũng như đánh cờ, mưu cao, kế khéo bao giờ cũng ăn”. Trong tư tưởng của Người, lực, thế, thời, mưu có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau. Thế, lực vận động thì tạo ra thời, biết dùng mưu thì hạn chế được cái mạnh của địch, phát huy được cái mạnh của ta, tạo điều kiện chuyển biến về chất ở thời điểm quyết định để giành thắng lợi.
Với Hồ Chí Minh “Tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu” còn gắn liền với việc phát huy các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Người coi đây là những nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh; trong đó, nhân hòa là