thức đấu tranh: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, kết hợp khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng. “Tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng”45. Quan niệm đó khác hẳn chủ trương, hành động tự phát, phiêu lưu, mạo hiểm, ám sát, khủng bố cá nhân mà Người cho rằng: “Tất cả những cuộc nổi dậy ấy đều đã đưa đến cái chết của mấy tên sĩ quan và binh lính Pháp, sự chiếm đoạt mấy khẩu súng và…sự vô ích của những hành động không cơ sở”46.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về bạo lực không hề đối lập với tinh thần yêu chuộng hòa bình và chủ nghĩa nhân đạo. Suốt đời, Người cùng toàn Đảng, toàn dân phấn đấu cho mục tiêu cao cả của sự nghiệp đấu tranh cách mạng và cả trong lĩnh vực quân sự là hòa bình trong độc lập, tự do; hòa bình gắn với giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Do đó, với Hồ Chí Minh, hòa bình và bạo lực là thống nhất, nhưng hòa bình là mục đích, bạo lực chỉ là phương thức, hình thức đấu tranh. Khi cần thiết phải dùng bạo lực cũng là vì hòa bình: “Dụng binh là việc nhân nghĩa, muốn cứu dân, cứu nước”47. Ngay khi buộc phải dùng bạo lực cách mạng, chiến tranh cách mạng để chống lại chiến tranh xâm lược, Người vẫn muốn tránh chiến tranh, vẫn tìm mọi cách cứu vãn hòa bình.
Ngày 13-12-1946, trước ngưỡng cửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên toàn quốc, Hồ Chí Minh tuyên bố với phóng viên báo Pari – Sài Gòn: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh …Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách… Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi không lạ gì những điều đang đợi chúng tôi. Nước Pháp có những phương tiện ghê gớm, và cuộc chiến đấu sẽ khốc hại, nhưng dân tộc Việt
45 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr. 391.