các cuộc đấu tranh chính trị, ở Việt Nam khởi nghĩa có thể nổ ra ở một vài nơi rồi lan dần ra khắp cả nước. Người yêu cầu khởi nghĩa ở các địa phương phải đặt trong phong trào cách mạng rộng khắp của cả nước, đặc biệt phải luôn luôn hướng tới tổng khởi nghĩa để giành chính quyền. Tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám (tháng 5-1941) khẳng định khi thời cơ đến “với lực lượng có sẵn, ta có thể lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương, cũng có thể giành thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”.
Bốn là: Sau khi khởi nghĩa thắng lợi phải thành lập ngay chính quyền
cách mạng của nhân dân. Đó là chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân. Chính quyền đó có nhiệm vụ thủ tiêu hoàn toàn bộ máy nhà nước cũ, diệt trừ bọn phản động, ban bố quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thành lập quân đội để tiếp tục chiến đấu, giữ gìn thành quả cách mạng.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã giành lại nền độc lập cho dân tộc, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời. Điều này đã chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang giải phóng dân tộc trong thời đại mới.
Vừa giành được chính quyền, nhân dân ta phải tiến hành liên tục hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để bảo vệ thành quả cách mạng. Trong điều kiện lịch sử mới, từ khởi nghĩa vũ trang chuyển sang chiến tranh cách mạng, tư tưởng khởi nghĩa vũ trang toàn dân của Hồ Chí Minh phát triển thành tư tưởng chiến tranh nhân dân, làm cơ sở cho đường lối kháng chiến của Đảng ta.
Theo Hồ Chí Minh, chiến tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam phải là
toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, kháng chiến trường kỳ và dựa vào sức mình là chính. Đây là nội dung cơ bản của chiến tranh nhân dân ở một
nước thuộc địa, kinh tế chậm phát triển chống lại chiến tranh xâm lược của bọn thực dân, đế quốc.
Tư tưởng “toàn dân kháng chiến” của Người được thể hiện rõ ở “Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến” chống thực dân Pháp: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất
kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”52. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Người tiếp tục khẳng định: “Cuộc kháng chiến của ta là toàn dân, thực sự là cuộc chiến tranh nhân dân”53 và “31 triệu đồng bào ta ở cả hai miền, bất kỳ già trẻ, gái trai phải là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng”54.
Toàn dân kháng chiến phải gắn liền với toàn diện kháng chiến. Để đánh
thắng bọn đế quốc xâm lược có lực lượng quân sự, kinh tế mạnh hơn ta gấp bội, Hồ Chí Minh chủ trương kết hợp chặt chẽ các mặt trận, các hình thức đấu tranh quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, trong đó đấu tranh quân sự là hình thức chủ yếu. Người kêu gọi: “ Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái, bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hóa”55. Thực hiện lời dạy của Người, quân và dân Việt Nam đã tiến hành một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện; đánh quân xâm lược bằng cả quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi xóm làng, đường phố là một pháo đài, mỗi chi bộ Đảng là một bộ tham mưu…Cả nước biến thành một trận địa bao la, buộc kẻ thù phải đương đầu với sức mạnh tổng hợp to lớn của cả một dân tộc quyết đánh và quyết thắng.
Hồ Chí Minh cũng xác định ta phải “trường kỳ kháng chiến”; bởi vì: “Đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và phải có sự