hợp thành hạt nhân của cuộc khởi nghĩa mà Nguyễn tin chắc rằng sẽ nổ ra”50. Cùng năm đó, trong “Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ”, Người dự báo một cuộc khởi nghĩa vũ trang sẽ nổ ra ở Việt Nam và chỉ rõ, cuộc khởi nghĩa đó muốn giành thắng lợi thì “ phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn. Cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng”51.
Từ khi Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ tám (tháng 5-1941), vấn đề khởi nghĩa vũ trang được đề cập một cách đầy đủ và toàn diện. Người và Đảng ta xác định cuộc cách mạng hiện tại là một cuộc vận động giải phóng dân tộc, “phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang”. Đến đây, tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang ở Việt Nam có bước phát triển mới, ngày càng hoàn chỉnh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang có một số điểm nổi bật sau:
Một là: Cuộc khởi nghĩa giải phóng dân tộc phải do toàn dân tiến hành,
lấy liên minh công nông làm lực lượng nòng cốt. Người kêu gọi toàn dân đoàn kết, từ “các chiến sĩ cách mệnh”, “các bậc phụ huynh”, “các bậc hiền nhân, chí sĩ”, “các bạn công, nông, binh, thanh niên, phụ nữ, công chức, tiểu thương, đến các bậc phú hào, yêu nước, thương nòi”, hễ có cơ hội là vùng lên “đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian, đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi, lửa nóng”.
Hai là: Khởi nghĩa vũ trang là nhân dân nổi dậy dùng vũ khí đánh đuổi
quân cướp nước để giành lấy chính quyền. Đó là một cuộc đấu tranh quyết liệt về chính trị và quân sự. Trên thực tế, Người đã trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị lực lượng, tổ chức địa bàn khởi nghĩa, nắm chắc thời cơ, kết hợp chặt chẽ hai hình thức đấu tranh chính trị và quân sự, đưa Cách mạng tháng Tám đến thắng lợi.
Ba là: Từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Hồ Chí Minh
cho rằng, khác với khởi nghĩa vũ trang ở các nước Âu - Mỹ thường tiếp nối sau