Một số quan điểm về đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu TU TUONG HCM VE CAC TO CHUC CHINH TRI VA DOAN KET HO5 (Trang 58 - 62)

22 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.2, tr.274.

3.1.4. Một số quan điểm về đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh

Trong tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, nổi bật một số quan điểm rất cơ bản, quan trọng sau đây:

3.1.4.1. Quan điểm về lợi ích

Trước hết, khối đại đoàn kết dân tộc phải lấy lợi ích tối cao của dân tộc, của Tổ quốc, quyền lợi cơ bản của toàn dân lên trước hết, trên hết; đồng thời quan tâm, giải quyết từng bước quyền lợi chính đáng của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân và của mỗi cá nhân. Đây là nguyên tắc đầu tiên, trước hết, quan

trọng nhất của Hồ Chí Minh về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Theo Hồ Chí Minh, lợi ích tối cao của dân tộc Việt Nam, của Tổ quốc Việt Nam, của đất nước Việt Nam là độc lập, tự do, là thống nhất, là quyền tự quyết dân tộc, là chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam; quyền lợi chính đáng của nông dân là ruộng đất, của công nhân là việc làm, của trí thức là quyền sáng tạo, của học sinh, sinh viên là quyền được được đến trường học hành, của tư sản yêu nước là quyền làm giàu, của mỗi con người là quyền được sống, được tự do, hạnh phúc...

Quan điểm của Hồ Chí Minh xuất phát từ một thực tế luôn tồn tại trong dân tộc. Đó là trong cộng đồng dân tộc bao giờ cũng có các mối quan hệ về lợi

26 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.217.

ích: Quan hệ lợi ích giữa giai cấp và dân tộc; quan hệ lợi ích giữa bộ phận và toàn thể; quan hệ lợi ích giữa gia đình và xã hội; quan hệ lợi ích giữa cá nhân và tập thể…

Để giải quyết các mối quan hệ về lợi ích chồng chéo, rất phức tạp này, Hồ Chí Minh tìm kiếm điểm chung nhất, nguyện vọng chung nhất, sâu xa của mọi người dân Việt Nam là: Có cùng tổ tiên, đất nước; lòng yêu nước; có kẻ thù chung; độc lập cho dân tộc, thống nhất cho đất nước; hòa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc... Đồng thời, Hồ Chí Minh tin vào lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam, tin vào lực lượng, sáng kiến của nhân dân và dựa vào nhân dân; tuyên truyền, giáo dục họ đoàn kết, vui lòng đóng góp sức của, tài năng cho dân tộc, cho đất nước.

Khi vận mệnh dân tộc, đất nước bị đe dọa sống còn, Hồ Chí Minh yêu cầu tất cả mọi người dân Việt Nam phải đặt quyền lợi dân tộc, quyền lợi đất nước lên trên hết, thực hiệu khẩu hiệu “Dân tộc trên hết!”, “Tổ quốc trên hết!”, “Tất cả cho Tổ quốc quyết sinh!”, “Tất cả cho tiền tuyến đánh giặc!”, “Tất cả để đánh thắng xâm lược!”. Trong những thời điểm lịch sử dân tộc như vậy, Hồ Chí Minh vẫn không quên quyền lợi cơ bản của mỗi giai cấp hay bộ phận nhân dân, giải quyết hài hòa lợi ích giữa các giai cấp, bộ phận nhân dân có quan hệ lợi ích đối lập. Chẳng hạn, trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), Chính phủ kháng chiến, mà Hồ Chí Minh là người đứng đầu, thực hiện chính sách giảm tô 25% so với mức địa tô bình thường lúc bấy giờ (50% sản lượng). Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Chủ ruộng giảm địa tô cho đúng, tá điền nộp địa tô cho đều”.28

Chính sách này đã giải quyết thỏa đáng lợi ích ruộng đất giữa chủ ruộng và nông dân nghèo thuê ruộng trong điều kiện toàn dân phải đoàn kết để kháng chiến thắng lợi.

3.1.4.2. Quan điểm về tổ chức

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết dân tộc phải có tổ chức, có kỷ luật, có lãnh đạo hay xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi vì:

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Mặt trận Dân tộc thống nhất là hình thức của đoàn kết dân tộc.

Đoàn kết phải được tổ chức trong các đoàn thể nhân dân của Mặt trận Dân tộc thống nhất. Chẳng hạn như các hội Cứu quốc trong thời kỳ tiền khởi

nghĩa (1941-1945): Việt Nam Công nhân cứu quốc; Việt Nam Nông dân cứu quốc; Việt Nam Phụ nữ cứu quốc; Việt Nam Thanh niên cứu quốc, Việt Nam Phật giáo cứu quốc… Tất cả các hội cứu quốc này hợp thành Hội Việt Nam

đồng lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh.

Liên minh Công – Nông – Trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là nền tảng của Mặt trân Dân tộc thống nhất.

Nguyên tắc xây dựng, hoạt động này của khối đại đoàn kết toàn dân đảm bảo cho đại đoàn kết là một tổ chức chặt chẽ, vững bền, có định hướng, không rời rạc, lỏng lẻo như đoàn kết của các tổ chức yêu nước trước năm 1930 (Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học…) và làm cho đại đoàn kết dân tộc trở thành chiến lược của cách mạng.

Dựa trên nguyên tắc này mới thực hiện được đại đoàn kết dân tộc, đồng thời mới thực hiện được đoàn kết giai cấp, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo ra sức mạnh to lớn cho cách mạng.

Từ những năm 20 của thế kỷ XIX, sau khi xác định được con đường cứu nước cứu dân, đặc biệt từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất. Năm 1930, Người chỉ đạo Đảng thành lập Hội phản đế Đồng minh; năm 1936, khi nguy cơ phát xít và chiến tranh phát xít xuất hiện, Người chỉ đạo thành lập Mặt trận Dân

chủ; năm 1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai chính thức bùng nổ, Người chỉ

đạo thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế; tháng 2/1941 về nước, cùng Đảng lãnh đạo toàn dân Việt Nam đánh Pháp đuổi Nhật, Hồ Chí Minh trực tiếp tuyên

truyền, vận động, tổ chức thành lập Hội Việt Nam độc lập Đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh); tháng 3/1951, Người đưa ra sáng kiến và thực hiện hợp nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Hội Liên Việt) thành Mặt trận Liên – Việt; trong cách mạng DTDCND ở miền Nam (1954-1975), tháng 12-1960, Người cùng Bộ Chính trị chủ trương thành lập

Mặt trận Giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam và tháng 4/1968, thành lập Liên minh Các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam. Có thể nói, Hồ Chí Minh là linh hồn của Mặt trân Dân tộc thống nhất.

Về xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trước hết phải xây dựng Đảng cách mạng để Đảng tổ chức, lãnh đạo mặt trận; song, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ là một bộ phận của Mặt trận và “phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất” của Mặt trận; và “Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được vị trí lãnh đạo” Mặt trận.29

Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Mặt trận Dân tộc

thống nhất bằng việc xác định chính sách của Mặt trận và bằng cách tuyên

truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, chân thành, tôn trọng các tổ chức, cá nhân trong Mặt trận, tránh gò ép, quan liêu, mệnh lệnh.

Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết lâu dài, Mặt trận Dân tộc thống nhất phải thật rộng rãi, hoạt động phải thiết thực, những chính sách của Mặt trận phải “vừa ích nước, vừa lợi dân”.

Cũng theo Hồ Chí Minh, muốn khối đại đoàn kết dân tộc vững bền, trước hết Đảng phải đoàn kết “muôn người như một”, thống nhất, nhất trí; mỗi đảng viên phải gương mẫu, phải là tấm gương sáng cho quần chúng nhân dân noi theo.

Cũng theo Hồ Chí Minh, dân ta ai cũng yêu nước và nước ta vốn là nước thuộc địa; vì vậy, vấn đề đấu tranh giai cấp không gay gắt như các nước khác đã

trải qua cách mạng tư sản. Do đó, Đảng lãnh đạo Mặt trận không nên nhấn mạnh lập trường giai cấp và xuất thân, càng không nên chỉ đơn thuần lý luận đấu tranh giai cấp, nói lập trường vô sản một cách cứng nhắc. Đảng phải dựa vào hoàn cảnh đất nước, con người Việt Nam để xây dựng Mặt trận, thực hiện đại đoàn kết dân tộc cho đúng.

3.1.4.3. Quan điểm về dân

Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng, lãnh đạo Mặt trận Dân tộc thống

nhất, Đảng phải thương yêu, kính trọng, tin tưởng nhân dân.

Quan điểm này của Hồ Chí Minh là điểm xuất phát của mọi tư tưởng, mọi sáng tạo cách mạng của Người.

Theo Hồ Chí Minh, dân là nền tảng của đại đoàn kết; dân là nguồn sức mạnh vô tận, vô địch của đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của cách mạng; dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng và của cả hệ thống chính trị cách mạng.

Tư tưởng này của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư duy chính trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và hoạt động thực tiễn của Người. Hồ Chí Minh rút ra chân lý:

“Dễ mười lần không dân cũng chịu,

Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. 30

“Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.31

“Nước lấy dân làm gốc…” “Gốc có vững, cây mới bền,

Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.32

Hồ Chí Minh đã có lần chứng minh vai trò to lớn của dân ta đối với sự nghiệp của Đảng. Người chỉ rõ rằng, khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 diễn ra trên toàn cõi Đông Dương chỉ có khoảng 5000 đảng viên của Đảng, nếu

Một phần của tài liệu TU TUONG HCM VE CAC TO CHUC CHINH TRI VA DOAN KET HO5 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w