4.4.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng căn cứ địa và hậu phươngcủa chiến tranh nhân dân của chiến tranh nhân dân
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của căn cứ địa, hậu phương trong khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng. Người thường nói: Muốn khởi nghĩa phải có căn cứ địa, muốn kháng chiến phải có hậu phương. Đấu tranh vũ trang, chiến tranh cách mạng càng lâu dài, ác liệt, vai trò của căn cứ địa, hậu phương càng trở nên quan trọng.
Theo Người, căn cứ địa và hậu phương là “nơi đứng chân làm cơ sở” cho lực lượng vũ trang “tiến có thể đánh và phát triển lực lượng, lui có thể đứng và giữ gìn lực lượng”78, là nơi “đội du kích tích trữ lương thực, thuốc đạn, lâu lâu về đó nghỉ ngơi, luyện tập”79 và là nhân tố bảo đảm cho khởi nghĩa, chiến tranh thắng lợi. Vì vậy, Người hết sức quan tâm đến việc xây dựng căn cứ địa, hậu phương để tạo tiềm lực và chỗ đứng vững chắc trong khởi nghĩa cũng như chiến tranh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng căn cứ địa và hậu phương thể hiện trên mấy vấn đề chủ yếu sau:
Trước hết, Hồ Chí Minh cho rằng “căn cứ, hậu phương vững chác nhất là
lòng dân”. Người coi vấn đề quan trọng hàng đầu là xây dựng cơ sở chính trị của quần chúng, triệt để dựa vào nhân dân, dựa vào “nhân sơn, nhân hải” để từng bước xây dựng, củng cố, mở rộng căn cứ địa cách mạng, hậu phương chiến tranh. Vì nhân dân không chỉ là người nuôi dưỡng, che giấu, bảo vệ cán bộ và các đoàn thể cách mạng, mà còn là nguồn cung cấp sức người, sức của cho khởi nghĩa và chiến tranh, đảm bảo kháng chiến lâu dài cho đến thắng lợi cuối cùng. Chỉ khi nào động viên và tổ chức lực lượng toàn dân của cả dân tộc tham gia thì sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng căn cứ địa, hậu phương mới trở nên vững chắc.
Hai là, xây dựng căn cứ địa, hậu phương phải toàn diện, ngày càng hoàn
chỉnh, vững chắc về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa. Người đề ra