33 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr 45.
3.2. VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH
phải củng cố nền tảng của khối đại đoàn kết là liên minh công – nông – trí thức; đồng thời phải chống hai khuynh hướng sai lầm: Khuynh hướng cô độc, hẹp hòi là khuynh hướng coi nhẹ việc tranh thủ tất cả những lực lượng có thể tranh thủ được; và khuynh hướng đoàn kết một chiều là khuynh hướng đoàn kết mà không có đấu tranh đúng mức trong Mặt trận.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc còn bao hàm việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị gồm Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận sao cho hệ thống chính trị luôn thống nhất, vững bền. Trong đó, Đảng đóng vai trò quyết định nhất đối với sự hình thành, phát triển và sức mạnh của khối đại đoàn kết, vì vậy Đảng phải luôn là một tổ chức chính trị vững mạnh, trong sạch, đoàn kết, nhất trí, đủ năng lực lãnh đạo khối đoàn kết toàn dân; Nhà nước, hoạt động của nó ảnh hưởng rất lớn đến đoàn kết, bởi vì mỗi chính sách đúng của Nhà nước có tác dụng củng cố đại đoàn kết thêm vững bền, ngược lại có thể làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng xấu đến cả đoàn kết quốc tế; các đoàn thể nhân dân là sợi dây gắn kết Đảng với dân, dân với dân, thực hiện đoàn kết và cũng là nơi thể hiện sức mạnh của đoàn kết, vì vậy, việc xây dựng, củng cố các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận thực sự là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng, của dân tộc.
Để khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền chặt, theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam phải luôn là Đảng của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam; mỗi đảng viên của Đảng, mỗi cán bộ, nhân viên của Chính phủ phải luôn là đầy tớ thực sự trung thành của nhân dân, cần kiệm liêm chính chí công vô tư phục vụ nhân dân, chống tham ô, lãng phí, quan liêu làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân.
3.2. VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG ĐOÀN KẾT HỒ CHÍMINH MINH