KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUÂN SỰ

Một phần của tài liệu TU TUONG HCM VE CAC TO CHUC CHINH TRI VA DOAN KET HO5 (Trang 67 - 70)

33 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr 45.

4.1. KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUÂN SỰ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là một bộ phận hữu cơ rất trọng yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam. Đó là hệ thống các quan điểm đề cập tới mọi vấn đề quân sự của cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, về khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng ở Việt Nam, về tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang, về khoa học và nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam, về xây dựng căn cứ địa, hậu phương của chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

4.1. KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒCHÍ MINH VỀ QUÂN SỰ CHÍ MINH VỀ QUÂN SỰ

Nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự gắn liền với nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam. Có thể khái quát thành 4 nguồn gốc chính sau.

Một là, từ việc kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của

dân tộc Việt Nam

Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã không ngừng tích lũy, xây dựng nên truyền thống quân sự Việt Nam đặc sắc. Đó là truyền thống và nghệ thuật quân sự của một nước đất không rộng, người không đông, nhưng nhiều lần phải chiến đấu và đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Những truyền thống và nghệ thuật quân sự đã được Hồ Chí Minh nghiên cứu và tiếp thu, nổi bật là truyền thống “cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc”, là tư tưởng “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo”,

“lấy trí nhân thay cường bạo, lấy đại nghĩa thắng hung tàn”. Đó là nghệ thuật

quân sự độc đáo “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”, nghệ thuật “lấy đoản

binh chế trường trận”, nghệ thuật “đánh vào lòng người”, nghệ thuật “tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu” v.v. Đó là truyền thống và kinh nghiệm tổ chức,

xây dựng lực lượng vũ trang theo quan điểm “ngụ binh ư nông”, “bách tính

giai binh”, “tận dân vi binh”, kết hợp quân triều đình với quân các lộ (địa

phương) và dân binh v.v…

Hai là, từ việc nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa quân sự của thế

giới

Hồ Chí Minh đã nghiên cứu nhiều tư tưởng quân sự cổ, kim, đông, tây và tiếp thu có chọn lọc những nhân tố có giá trị, cần thiết cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng của dân tộc. Người đã dịch “Binh pháp Tôn Tử”, biên dịch sách “Cách huấn luyện cán bộ quân sự của Khổng Minh”.

Hồ Chí Minh còn nghiên cứu và tổng hợp kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang, tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh của nhiều nước trên thế giới. Người viết “Kinh nghiệm du kích Nga”, “Kinh nghiệm du kích Tàu”,

Kinh nghiệm du kích Pháp” và dịch sách “Tỉnh ủy bí mật”, qua đó giới thiệu

kinh nghiệm về chiến tranh du kích và đấu tranh trong vùng địch tạm chiếm.

Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng nhiều luận điểm quan trọng trong học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện Việt Nam. Đó là tư tưởng về bạo lực cách mạng, tư tưởng về khởi nghĩa vũ trang, về chiến tranh cách mạng và về xây dựng quân đội kiểu mới , xây dựng nền quốc phòng toàn dân v.v...

Hồ Chí Minh cũng vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhất là phép biện chứng duy vật trong việc xem xét và giải quyết các vấn đề quân sự của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, học thuyết quân sự Mác – Lênin là nguồn gốc quy định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự, đảm bảo cho tư tưởng quân sự của Người luôn gắn bó chặt chẽ với tư tưởng chính trị, không có quân sự đơn thuần.

Bốn là, từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam

Quá trình hình thành, phát triển, hoàn chỉnh của tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự gắn liền với thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là quá trình đấu tranh theo con đường cách mạng bạo lực, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền; tiếp đến 30 năm chiến tranh cách mạng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975).

Do thường xuyên nghiên cứu tổng kết và chỉ đạo thực tiễn, nên tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự luôn được bổ sung, phát triển và không ngừng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Trong nội dung tư tưởng của Người về quân sự, nổi bật là các quan điểm về khởi nghĩa toàn dân, về chiến tranh nhân dân, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và nền quốc phòng toàn dân.

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là sản phẩm tổng hợp của sự nỗ lực chủ quan của Người trên cơ sở nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với sự hiểu biết phong phú những tri thức quân sự của nhân loại và truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam; vì vậy tư tưởng Hồ Chí Minh về

quân sự là tư tưởng quân sự cách mạng, mang bản chất giai cấp công nhân, đồng thời cũng thấm nhuần tính dân tộc và tính nhân loại.

Một phần của tài liệu TU TUONG HCM VE CAC TO CHUC CHINH TRI VA DOAN KET HO5 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w