31 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr. 276.
không có dân đoàn kết, ủng hộ thì cách mạng lúc bấy giờ thể không giành được chính quyền từ tay phát xít Nhật. Hồ Chí Minh khẳng định đại đoàn kết dân tộc là lực lượng làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam mới, Dân chủ Cộng hòa.
Theo Hồ Chí Minh, dân hay nhân dân Việt Nam là tất cả mọi con dân nước Việt hay tất cả mọi con Rồng cháu Tiên, hoặc con Lạc cháu Hồng, dù sống ở trong nước hay định cư ở nước ngoài; bao gồm tất cả mọi người Việt Nam bình thường và cả những người Việt Nam lầm đường lạc lối, đã từng theo giặc, cầm súng chống lại nhân dân, chống lại Tổ quốc.
Khái niệm dân hay nhân dân Việt Nam của Hồ Chí Minh còn bao hàm một nội dung khác nữa: Đó là tất cả mọi người dân Việt Nam tán thành, phấn đấu cho một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh.
Thương yêu, kính trọng, tin tưởng nhân dân, theo Hồ Chí Minh là phải có tấm lòng nhân ái, yêu thương giống nòi, tin tưởng ở tinh thần yêu nước nồng nàn, ở sáng kiến, ở sức mạnh của nhân dân; đối với người lầm đường lạc lối, phải rất đại lượng, phải có thái độ cao cả, ngay thẳng, phải thực hành chữ bác – ái, sẵn sàng tha thứ, không truy cứu những lỗi lầm đã qua, không moi tội cũ đem làm án mới làm gì, nặng về giáo dục, nhẹ về xử phạt, dìu dắt họ, giúp họ bỏ đường tà, theo đường chính, về giới đại gia đình, hoan nghênh họ cùng phấn đấu cho sự nghiệp chung của dân tộc… Vì họ cũng là máu đỏ da vàng, cũng là con dân nước Việt, đều có ít hay nhiều lòng ái quốc.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ có quan niệm dân hay nhân dân Việt Nam như vậy và chỉ có rộng lòng thương yêu, kính trọng, tin tưởng nhân dân như vậy, thì mới có thể thực hiện được đại đoàn kết dân tộc, thực thà đoàn kết và mới có thể thực hiện được mục đích duy nhất của đại đoàn kết là “đem lại cho dân chúng được tự do độc lập hoàn toàn và để cho tất cả mọi phần tử quốc dân được hưởng nền độc lập tự do ấy như muôn vật được hưởng ánh sáng mặt trời”.33