Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu TU TUONG HCM VE CAC TO CHUC CHINH TRI VA DOAN KET HO5 (Trang 40 - 42)

15 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T4, tr 57.

2.2.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền

Để thực sự Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ là phải xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam nhằm làm cho hoạt động của Nhà nước ta đem lại hiệu quả xã hội thực sự.

Nhà nước pháp quyền trước hết phải là một Nhà nước hợp pháp và hợp hiến, được nhân dân tổ chức nên thông qua tuyển cử, được xây dựng và hoạt động theo các nguyên tắc của Hiến pháp.

Nhà nước pháp quyền là Nhà nước mà mọi người được tôn trọng, dân chủ được mở rộng, người dân sống và làm việc theo luật định. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước phải thể hiện được việc điều hành và quản lý xã hội bằng luật. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh ta đã nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của pháp luật trong điều hành và quản lý xã hội. Trong "Bản yêu sách của nhân dân An Nam", Người đã nêu ra 4 điều liên quan đến pháp quyền. Tư tưởng pháp quyền này đã xuyên suốt tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ. Luật phải chi phối mọi hoạt động, mọi tổ chức, mọi người dân. Trong "Việt

Nam yêu cầu ca", Người đã nhấn mạnh: "Bảy xin Hiến pháp ban hành, Trăm

điều phải có thần linh pháp quyền". Mọi quan hệ xã hội, mọi lĩnh vực của đời sống đều chịu sự chi phối của pháp luật. Pháp luật là cơ sở đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân.

Pháp quyền là phương tiện, còn hiệu quả quản lý xã hội làm cho đất nước ngày càng tăng trưởng, ổn định chính trị, kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng cao mới là mục đích của Người. Hồ Chí Minh nói rằng, có độc lập mà dân vẫn không có cơm ăn, áo mặc thì độc lập, tự do cũng không có ý nghĩa gì. Nhà

nước pháp quyền mà các chỉ số phát triển về kinh tế, dân sinh không phát triển thì pháp quyền chỉ là hình thức.

Pháp luật của chúng ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người dân lao động, bảo vệ lợi ích tập thể, lợi ích của Nhà nước. Pháp luật của ta thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Những điều dẫn giải trên đây thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh xem pháp luật như một phương tiện để xây dựng và củng cố Nhà nước. Có luật pháp tốt tạo điều kiện cho Nhà nước điều hành và quản lý xã hội tốt, thực hiện và mở rộng được dân chủ trong nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh, luật pháp của ta phải dựa hẳn vào lực lượng nhân dân, lực lượng lao động làm nền tảng để xây dựng Nhà nước, xây dựng xã hội. Đó là nội dung quyết định bản chất luật pháp của Nhà nước ta và luật pháp của chúng ta dựa vào đó để xây dựng. Từ việc xây dựng các thể chế dân chủ cộng hòa, xây dựng quân đội, bộ máy kinh tế trên cơ sở của chế độ sở hữu toàn dân, đến các thiết chế văn hóa đều phải tuân thủ các chỉ định của luật pháp.

Luật pháp của chế độ dân chủ cộng hòa khác xa luật pháp của chế độ xã hội phong kiến cũng như tư bản. Nó không phải là vũ khí của giai cấp công nhân thống trị xã hội, dùng để trừng trị các giai cấp khác, nó cũng không phục vụ lợi ích cho riêng một tầng lớp người nào, mà nó phục vụ lợi ích của toàn dân. Luật pháp là cần thiết, là quan trọng cho mỗi quốc gia. Khi không có luật thì dễ đẩy xã hội đến chỗ hỗn loạn, vô Chính phủ. Khi luật được ban hành, Nhà nước phải tổ chức triển khai phổ biến cho toàn dân học tập để cuối cùng làm cho mọi người dân hiểu để thực hiện. Đây là nhiệm vụ không kém phần khó khăn nhằm đưa luật pháp vào cuộc sống. Hồ Chí Minh là người gương mẫu nhất cùng với Chính phủ và các cơ quan của Nhà nước chấp hành nghiêm các luật pháp ban hành. Người không cho phép bất cứ một ai dù cá nhân hay tổ chức Nhà nước đứng ngoài luật pháp.

Trong quá trình thực thi pháp luật: Hồ Chí Minh yêu cầu phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, bình đẳng. Luật pháp cho mọi người cùng thực

hiện, luật pháp không chỉ bênh vực các tổ chức Nhà nước mà còn bênh vực quyền lợi của người lao động.

Nổi bật trong ý tưởng trị nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là người kết hợp nhuần nhuyễn giữa "Pháp trị" và "Đức trị". Người nhận rõ: "Luật pháp phải dựa vào đạo đức". Chúng ta biết, do nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội xuất hiện nên cần có những quy tắc phù hợp; Nhà nước phải ban hành các quy phạm. Hệ thống quy phạm đó được từng bước hình thành cùng với việc thiết lập hoặc thực hiện tổ chức Nhà nước. Nhà nước sử dụng pháp luật để tổ chức xã hội và dùng quyền lực cưỡng chế đối với hành vi vi phạm pháp luật. Hồ Chí Minh đòi hỏi pháp luật của ta phải thẳng tay trừng trị kẻ bất liêm, bất kể kẻ ấy có địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Đồng thời, pháp luật làm căn cứ để tổ chức và hoạt động Nhà nước là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội, là phương tiện để nhân dân giám sát, kiểm tra hoạt động của Nhà nước. Thế nhưng, bên cạnh giáo dục ý thức pháp luật, cần đẩy mạnh giáo dục đạo đức, nâng cao giác ngộ lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, kết hợp chặt chẽ cả đạo đức và pháp luật để "trị nước".

Tư tưởng "Pháp trị" và "Đức trị" trong tư tưởng Hồ Chí Minh không hề loại trừ nhau mà thống nhất thành chỉnh thể thường xuyên bổ sung, hỗ trợ nhau. Hồ Chí Minh dùng "Đức" để cảm hóa, ngăn cản những thói hư tật xấu. Người thưởng, phạt rõ ràng, ai có công phải được khen thưởng, ai có tội phải bị pháp luật trừng trị. Có như thế mới mở rộng được dân chủ, pháp luật mới nghiêm, mọi người đều bình đẳng như nhau, mới ngăn chặn được cái xấu, cái ác, khuyến khích, nâng đỡ cái tốt, cái thiện vốn có trong mỗi con người để xây dựng một xã hội trong sạch và an bình.

Một phần của tài liệu TU TUONG HCM VE CAC TO CHUC CHINH TRI VA DOAN KET HO5 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w