CHƯƠNG 1 .TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn
2.1.3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn hợp nhất
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (‘‘SCB hợp nhất‘‘) với tên tiếng Anh là Sai Gon Joint Stock Commercial Bank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012 được Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động vào ngày 26/12/2011, trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Sự kiện hợp nhất là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chuyên môn vượt bậc của tập thể CBNV, giảm cạnh tranh nội bộ, tiết kiệm chi phí, gia tăng thị phần và nâng cao
năng lực quản trị. Vào thời điểm hợp nhất, vốn điều lệ của ngân hàng hợp nhất là 10.584 tỷ đồng, nhưng kể từ ngày 30/09/2013, vốn điều lệ của NHTMCP Sài Gòn gần 12.295 tỷ đồng. Với việc tăng thêm vốn, SCB đã bổ sung và nâng cao năng lực tài chính, đưa SCB trở thành ngân hàng có quy mô vốn điều lệ thuộc Top 10 trong hệ thống các NHTM, cải thiện hệ số CAR và giúp các khách hàng có thêm niềm tin vào SCB, vào sự quyết tâm của các cổ đông SCB trong việc đưa SCB vượt qua giai đoạn khó khăn.
Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của SCB được thực hiện theo mô hình tổ chức hỗn hợp, đó là mô hình kết hợp giữa kiểu mô hình tháp truyền thống, theo chức năng và theo đối tượng khách hàng: một hội sở chính, dưới hội sở chính là các chi nhánh, dưới các chi nhánh các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch trên toàn quốc.
Tuy nhiên tại mỗi chi nhánh các phòng ban lại được tổ chức theo chức năng của từng bộ phận như: phòng tín dụng, phòng phát triển khách hàng cá nhân, phòng sản phẩm doanh nghiệp… do vậy cơ cấu tổ chức của SCB cũng theo mô hình chức năng. Bên cạnh đó cơ cấu SCB còn được tổ chức theo mô hình đối tượng khách hàng, nghĩa là các phòng ban được tổ chức để phục vụ theo từng đối tượng khách hàng. Mô hình cơ cấu của SCB được tổ chức theo tiêu chí phục vụ lợi ích của khách hàng. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của SCB như sau:
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Chức năng nhiệm vụ:
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của ngân hàng.
- Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng, giúp việc cho Tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc.
- Các bộ phận nghiệp vụ, trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, SCB có 11 khối và 40 phòng ban nghiệp vụ, trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc, mỗi khối, phòng nghiệp vụ được ủy quyền một số công việc chức năng cụ thể, tạo nên bộ máy hoạt động thông suốt trong toàn hệ thống ngân hàng.
- Các chi nhánh và phòng giao dịch, các chi nhánh là đơn vị phụ thuộc ngân hàng hoạt động theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc phù hợp với điều lệ và quy định của pháp luật. Mỗi chi nhánh có bảng cân đối tài khoản riêng, phải tự cân đối thu nhập, chi phí và có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí và lãi điều hòa vốn. Dưới chi nhánh là các phòng giao dịch, phòng giao dịch là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc chi nhánh.