Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 43 - 44)

CHƯƠNG 1 .TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn

2.1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn

Ngân hàng TMCP Sài Gòn tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập từ năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Từ năm 1992-2002: Trong 10 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Quế Đô kinh doanh không hiệu quả, bộ máy quản trị điều hành ngày càng yếu kém, bế tắc.

Năm 2003, 2004: Ngày 08/04/2003, đổi tên thành ngân hàng TMCP Sài Gòn theo Quyết định số 336/QĐ-NHNN ngày 08/04/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thay đổi lớn nhân sự Hội đồng quản trị và Ban điều hành.

Năm 2005: Là năm bản lề của sự tồn tại và phát triển của SCB: Tổng tài sản SCB đạt 4.031 tỷ đồng, được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A trong khối các Ngân hàng TMCP; hàng loạt giải thưởng, danh hiệu về hoạt động, thương hiệu, sản phẩm và đóng góp vào cộng đồng xã hội. Năm 2006 – 2008, SCB tiếp tục gặt hái được rất nhiều thành công trên cả phương diện tài chính và phi tài chính. SCB nằm trong top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về lợi nhuận, tổng tài sản và số lao động.

Năm 2009, 2010: SCB đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức; toàn bộ tập thể nhân viên và đội ngũ lãnh đạo, ngân hàng đã nỗ lực vượt qua. Cuối năm 2010, SCB công bố tỷ lệ CAR là 10.32% với tỷ lệ cho vay bất động sản và xây dựng là 28.1%. Tỷ lệ nợ xấu SCB cuối năm 2010 là 11.4%, mức cao nhất trong số tất cả NHTM Việt Nam vào thời điểm đó.

Tính đến 30/09/2011, tổng tài sản của SCB tăng 30%, từ 6,000 tỷ đồng lên 78,000 tỷ đồng. Mức tăng này là do SCB huy động thêm 5,800 tỷ tiền gửi và vay

thêm 8,200 tỷ đồng từ các TCTD khác. Nhưng ở phía tài sản, SCB chỉ cho vay thêm được 8,600 tỷ, trong khi các khoản phải thu tăng lên 10,500 tỷ đồng. Giá trị khoản mục tài sản có khác chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản, chiếm khoảng 25%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)