Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 50 - 55)

Chức năng nhiệm vụ:

- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng.

- Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.

- Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của ngân hàng.

- Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng, giúp việc cho Tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc.

- Các bộ phận nghiệp vụ, trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, SCB có 11 khối và 40 phòng ban nghiệp vụ, trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc, mỗi khối, phòng nghiệp vụ được ủy quyền một số công việc chức năng cụ thể, tạo nên bộ máy hoạt động thông suốt trong toàn hệ thống ngân hàng.

- Các chi nhánh và phòng giao dịch, các chi nhánh là đơn vị phụ thuộc ngân hàng hoạt động theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc phù hợp với điều lệ và quy định của pháp luật. Mỗi chi nhánh có bảng cân đối tài khoản riêng, phải tự cân đối thu nhập, chi phí và có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí và lãi điều hòa vốn. Dưới chi nhánh là các phòng giao dịch, phòng giao dịch là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc chi nhánh.

2.1.4. Tổng quan về hoạt động của ngân hàng trước và sau hợp nhất

Về tổng vốn và tài sản:

Trước thời điểm hợp nhất (thời điểm 31/12/2010): Vốn điều lệ đạt 4,185 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 60.183 tỷ đồng. Nợ xấu chiểm tỷ lệ 11.4%; lợi nhuận sau thuế 274 tỷ đồng.

Thời điểm hợp nhất: Vốn điều lệ đạt 10,584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154,000 tỷ đồng. Nợ xấu chiểm tỷ lệ 8.96%; lợi nhuận sau thuế 60,4 tỷ đồng.

Về lao động:

Trước thời điểm hợp nhất, tổng số cán bộ nhân viên của SCB là 2,075 người, trong đó trình độ Trên Đại học: 0.96%; trình độ Đại học: 56.10%; trình độ Cao đẳng/Trung cấp: 18.17% và trình độ khác: 24.77%.

Sau hợp nhất, tổng số cán bộ nhân viên của SCB là 3,740 người (tăng 1,665 nhân sự gồm: 1,146 nhân sự của TinNghiabank và 519 nhân sự của Ficombank), trong đó trình độ Trên Đại học: 1.2%; trình độ Đại học: 55.4%; trình độ Cao đẳng/Trung cấp: 17.9% và trình độ khác: 25.5%.

Sau hợp nhất, bộ máy quản lý của SCB chưa ổn định, tình trạng thay đổi nhân sự cấp cao sau hợp nhất xảy ra liên tục, xảy ra tình trạng dư thừa, một số nơi lại thiếu, năng lực giữa các nhân viên không đồng đều, giữa các nhân viên chưa có sự gắn kết, hợp tác cùng nhau. Hệ thống khuyến khích về lương thưởng và chế độ đãi ngộ nhân tài chưa được chú trọng nhiều dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám.

Về mạng lưới phân phối:

Trước hợp nhất các địa điểm giao dịch của SCB là 118 điểm tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng yếu có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.

Sau hợp nhất, mạng lưới hoạt động của SCB tăng thêm 109 điểm giao dịch lên thành 227 điểm giao dịch được phân bố trên toàn quốc (trong đó: TinNghiabank là 82 điểm giao dịch, Ficombank là 27 điểm giao dịch):

- Khu vực TP.HCM: gồm 01 hội sở, 01 sở giao dịch; 16 chi nhánh, 101 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm.

- Khu vực miền Bắc: gồm 8 chi nhánh, 43 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. - Khu vực miền Trung: gồm 8 chi nhánh, 16 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm; - Khu vực miền Đông: gồm 4 chi nhánh, 7 phòng giao dịch.

- Khu vực miền Tây: gồm 13 chi nhánh, 14 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm Ngoài ra SCB còn có 140 máy ATM (TP.HCM 57 máy, khu vực khác 83 máy), lắp đặt 356 máy POS tại các khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ.

Mạng lưới giao dịch sau hợp nhất tăng về số lượng nhưng còn trùng lắp, địa điểm giao dịch nhiều nơi còn nhỏ hẹp, cơ sở vật chất cũ kỹ, làm mất đi sự chuyên nghiệp của SCB và giảm đi khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Về hoạt động chung:

Sản phẩm dịch vụ của SCB sau hợp nhất còn ít, chưa đa dạng, các sản phẩm dịch vụ gần như giống nhau và giống với các ngân hàng khác, chưa có sản phẩm nào đặc trưng, sản phẩm mũi nhọn để tạo ra nét riêng, tạo ra thế mạnh cho SCB để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác. Các dịch vụ thẻ ATM, Master Card, sản phẩm thẻ chưa có tính cạnh tranh được với các ngân hàng cùng nhóm, hệ thống máy ATM còn rất ít, chưa mang đến nhiều tiện lợi cho người dùng. Các dịch vụ thanh toán quốc tế, nhận tiền kiều hối còn kém do SCB chưa định hướng phát triển dịch vụ này trở thành một trong những hoạt động kinh doanh mũi nhọn nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và đầu tư nước ngoài.

Mặt khác, sau khi hợp nhất, SCB vẫn chưa kịp xây dựng hết các quy chế, quy trình giao dịch chung thống nhất toàn hệ thống ngân hàng, làm dẫn đến tình trạng cùng một Ngân hàng nhưng ở mỗi điểm giao dịch lại thực hiện theo mỗi quy trình khác nhau. Hệ thống nhận diện thương hiệu còn yếu, chưa tăng cường quảng bá sâu rộng để mang được hình ảnh của mình đến gần hơn với nhiều tầng lớp khách hàng, hiện tại SCB vẫn đang trong tiến trình thực hiện nhận diện thương hiệu mới của mình, trong khi các ngân hàng khác đã định hình được thương hiệu của mình trên thị trường từ lâu.

Ba ngân hàng trước khi hợp nhất đều mất khả năng thanh khoản trầm trọng, làm giảm uy tín, thương hiệu của SCB sau khi hợp nhất. SCB vừa mới hợp nhất chưa kịp đi vào ổn định, lại phải giải quyết nợ xấu của các ngân hàng trước khi hợp nhất nên lại càng tăng thêm phần khó khăn. Đây là vấn đề vô cùng cấp thiết và quan

trọng mà SCB phải tập trung cao để giải quyết trong thời gian sắp tới nếu muốn cạnh tranh với các ngân hàng khác và vươn lên nhóm các NHTM lớn.

2.2. Thực trạng hiệu quả tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn giai đoạn 2012-2016 Sài Gòn giai đoạn 2012-2016

2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

2.2.1.1. Hoạt động huy động vốn

Từ năm 2012 đến hết năm 2016, tổng nguồn vốn huy động của SCB tăng trưởng đều qua các năm do việc đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế. Trong đó, tiền gửi cá nhân chiếm 70 - 80% số dư tiền gửi; tiền gửi trung, dài hạn chiếm khoảng 70% tổng tiền gửi và giữ ổn định trong suốt giai đoạn sau cơ cấu. Tổng nguồn huy động TCKT và dân cư của SCB liên tục tăng nhanh là một dấu hiệu tốt, thị phần huy động của SCB ngày càng được củng cố và gia tăng.

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của SCB giai đoạn 2012-2016

ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Vốn huy động Tỷ trọng (%) Vốn huy động Tỷ trọng (%) Vốn huy động Tỷ trọng (%) Vốn huy động Tỷ trọng (%) Vốn huy động Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 48,902 100 54,474 100 74,786 100 119,359 100 165,640 100 Tăng trưởng (%) 41.3 - 11.4 - 37.3 - 59.6 - 38.8 -

Phân theo đối tượng

1. Cá nhân 34,280 70.1 38,785 71.2 56,239 75.2 89,639 75.1 133,506 80.6

2. Tổ chức 14,622 29.9 15,689 28.8 18,547 24.8 29,720 24.9 32,134 19.4

Phân theo kỳ hạn

1. Ngắn hạn 15,355 31.4 18,085 33.2 21,464 28.7 34,733 29.1 52,508 31.7

2. Trung, dài hạn 33,547 68,6 36,389 66.8 53,322 71.3 84,626 70.9 113,132 68.3

Nguồn: BCTC riêng lẻ SCB từ năm 2012-2016

Cụ thể: tình hình huy động vốn của SCB là tổng vốn huy động tăng liên tục và tăng mạnh từ 48,902 tỷ đồng năm 2012 lên 54,474 tỷ đồng năm 2013 và tiếp tục tăng lên 74,786 tỷ đồng vào năm 2014. Đặc biệt năm 2015, SCB huy động được

119,359 tỷ đồng và lên tới 165,640 tỷ đồng vào năm 2016, gấp hơn 3 lần so với năm 2012 (từ 48,902 tỷ đồng lên 165,640 tỷ đồng). 48.902 54.474 74.786 119.359 165.640 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng vốn huy động

Hình 2.3. Tình hình huy động vốn của SCB giai đoạn 2012-2016

Nguồn: BCTC riêng lẻ SCB từ năm 2012-2016 Về cơ cấu huy động: huy động từ cá nhân tăng liên tục mỗi năm, từ 2012, SCB huy động 34,280 tỷ đồng lên 133,506 tỷ đồng vào năm 2016, tăng gần 100,000 tỷ đồng. Huy động từ các tổ chức kinh tế của SCB có tăng, từ 14,622 tỷ đồng năm 2012, tăng lên 15,689 tỷ đồng năm 2013, và tăng lên 18,547 tỷ đồng vào năm 2014. Đến năm 2015, huy động vốn từ các tổ chức kinh tế tăng lên 29,720 tỷ đồng và tăng khá mạnh vào 2016 lên 32,134 tỷ đồng. 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 34.28 38.79 56.24 89.64 133.50 14.62 15.69 18.50 29.72 32.13 Cá nhân Tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)