Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012-2016
Sự sụt giảm ROA có thể được giải thích rằng do sự sụt giảm liên tục về lợi nhuận của ngân hàng trong khi đó tổng tài sản có của ngân hàng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Cũng giống như giai đoạn trước hợp nhất thì các hoạt động tín dụng, đầu tư, hoạt động ngoài lãi chưa mang lại lợi nhuận tương ứng so mức gia tăng nhanh chóng về quy mô hoạt động của ngân hàng. Qua đó cho thấy công tác quản lý tài sản của SCB thực sự chưa tốt, quy mô tài sản chưa tương xứng lợi lợi nhuận mang lại. Điều này, cho thấy SCB cần cơ cấu lại danh mục đầu tư sao cho hợp lý, chú trọng hơn nữa trong việc phân bổ tài sản để có được ROA cao hơn.
2.2.3.7. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Giai đoạn sau hợp nhất 2012 - 2016, ROE của SCB ở mức rất thấp, liên tục suy giảm và chưa hiệu quả theo quy mô hoạt động, vẫn còn sự chênh lệch rất lớn so với mức bình quân ngành ngân hàng. Tính đến cuối năm 2012, ROE của SCB chỉ ở
mức 0.56% nguyên nhân chủ yếu là do mức lợi nhuận thu được chưa tương xứng với quy mô hoạt động khi mà VCSH gia tăng đáng kể sau hợp nhất. Năm 2013, ROE của SCB giảm xuống chỉ còn 0.32% nguyên nhân chủ yếu VSCH tăng thêm 15.41% trong năm 2013 do SCB thực hiện tăng vốn điều lệ 1,711 tỷ đồng để đảm bảo hoạt động của ngân hàng, thêm vào đó mức lợi nhuận của SCB thu được trong năm không cao chưa tương xứng với quy mô hoạt động của ngân hàng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế lại giảm đến 34.2% so với năm 2012.
Năm 2014, ROE đạt mức 0.7%; năm 2015, ROE của SCB giảm còn 0.53% và sang năm 2016, còn 0.44%, so với trung bình ngày là 5.16%, nguyên nhân sự sụt giảm liên tiếp này chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế chưa tương xứng với quy mô hoạt động khi mà VCSH gia tăng đáng kể sau hợp nhất. Mặt khác, là ngân hàng vừa mới hợp nhất nên chưa kịp đi vào ổn định, lại phải giải quyết nợ xấu của các ngân hàng trước khi hợp nhất nên lại càng tăng thêm phần khó khăn cho SCB. Các Ngân hàng trước khi hợp nhất đều mất khả năng thanh khoản trầm trọng, điều này đã làm giảm đi đáng kể uy tín, thương hiệu của SCB sau khi hợp nhất, nhiều khách hàng đã không còn tin tưởng rời bỏ SCB để tìm đến với Ngân hàng khác, có thể nói đây là vấn đề vô cùng cấp thiết và quan trọng mà SCB phải tập trung cao để giải quyết trong thời gian sắp tới nếu muốn cạnh tranh với các ngân hàng khác và vươn lên nhóm các NHTM lớn.
Bảng 2.17. Tình hình biến động tỷ lệ ROE của SCB giai đoạn sau hợp nhất Năm Năm
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
1. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 0.56 0.32 0.70 0.53 0.44 2. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 5.18 -34.37 120.04 -11.82 -17.07 3. Tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu 153.90 15.42 0.59 15.60 0.06 4. ROE bình quân ngành ngân hàng 7.51 6.33 8.11 5.82 5.16