Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 105 - 113)

8. Kết cấu đề tài

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động chính sách tiền tệ thông qua các công cụ điều tiết như: nghiệp vụ thị trường mở, tái chiếu khấu, tái cấp vốn, lãi suất.

Thực hiện tốt công tác xây dựng và ban hành các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế: hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả và an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, quản trị rủi ro, quản trị tài sản Nợ - tài sản Có, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán và báo cáo tài chính.

Tăng cường các biện pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu. NHNN cần có chính sách kiểm soát để các NHTM nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu và đẩy nhanh, dứt điểm tái cơ cấu các Tổ chức tín dụng.

Xây dựng và ban hành các cơ chế giám sát và hỗ trợ cho các ngân hàng sau tái cơ cấu: như cơ chế hỗ trợ vốn, thu hồi nợ, cải thiện chất lượng tài sản, hỗ trợ thanh khoản, cũng như công tác giám sát từ xa về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo các TCTD tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, từ định hướng phát triển của SCB đến năm 2020 và các mục tiêu cơ bản mà SCB đặt ra, cùng với những vấn đề còn tồn tại từ việc phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của SCB trong chương 2, luận văn đề xuất Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn đến năm 2020, bao gồm: Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị điều hành: Tăng cường năng lực quản trị điều hành và quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ; Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính bao gồm: tăng vốn; giảm thiểu chi phí và đa dạng hóa thu nhập; xử lý nợ xấu; nâng cao chất lượng tài sản có; cải thiện và nâng cao tính thanh khoản; Nhóm giải pháp hỗ trợ: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; marketing. Các kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả tài chính tại SCB.

KẾT LUẬN CHUNG

Kinh doanh ngân hàng luôn là một ngành hết sức nhạy cảm và đầy rủi ro trong nền kinh tế. Sự tăng trưởng và phát triển của ngành ngân hàng có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, giúp luân chuyển tiền nhàn rổi từ nơi thừa đến nơi thiếu, cung ứng vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế. Đồng thời mọi thay đổi trong các chính sách kinh tế, sự hưng thịnh hay suy thoái của nền kinh tế cũng tác động ngược trở lại đối với ngành ngân hàng. SCB là ngân hàng đầu tiên thực hiện hợp nhất, hưởng ứng nội dung của chương trình tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng theo chủ trương của chính phủ. SCB hợp nhất có nhiều thách thức đặt ra cho Ban lãnh đạo, trong đó có vấn đề tài chính. Làm tốt công tác quản lý tài chính mới tạo cho SCB hoạt động hiệu quả và thực hiện một số mục tiêu khác trong thời gian tới như tăng vốn điều lệ, kêu gọi sự tham gia của các cổ đông nước ngoài.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài: “Hiệu quả tài chính của ngân hàng thương

mại cổ phần Sài Gòn sau tái cơ cấu” có thể kết luận:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau tái cơ cấu từ năm 2012 đến năm 2016. Xác định thành công, hạn chế, nguyên nhân của tái cơ cấu đến hiệu quả tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Thứ ba, đề xuất 3 nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại SCB tạo nền tảng phát triển bền vững lâu dài cho Ngân hàng trong tương lai. SCB cần phải có định hướng phát triển một cách đúng đắn đồng thời phải phát triển và vận dụng các giải pháp một cách linh hoạt, khoa học và đồng bộ.

Hạn chế của luận văn: Tác giả chỉ phân tích về mặt định tính hiệu quả tài chính của SCB giai đoạn sau hợp nhất 2012-2016, chưa phân tích về mặt định lượng nên chưa kiểm định và khám phá được các yếu tố khác tác động đến hiệu quả tài chính của SCB.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Trần Huy Hoàng, 2011. Quản trị ngân hàng thương mại.NXB Lao động - Xã hội: Hà Nội.

Trầm Thị Xuân Hương, 2013. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Đại học Kinh tế TPHCM.

Đỗ Lê, 2013. Tái cấu trúc hệ thống các TCTD: Đã đạt nhiều kết quả tích cực. Hà Nội.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn, 2016. Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên các NHTM giai đoạn 2012-2016. TP.HCM.

Ngân hàng Nhà nước, 2012. Quyết định số 734, Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai đề án tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Hà Nội.

Ngân hàng Nhà nước, 2010. Thông tư số 13 Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Hà Nội.

Ngân hàng Nhà nước, 2010. Thông tư số 19 (2010) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Hà Nội.

Ngân hàng Nhà nước, 2011. Thông tư số 22 (2011) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Hà Nội.

Ngân hàng Nhà nước, 2011. Thông tư số 33 (2011) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và quy chế cho vay các tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Hà Nội.

Ngân hàng Nhà nước, 2014. Thông tư số 09 (2014) về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội.

Ngân hàng Nhà nước, 2009. Thông tư số 228 (2009) Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp. Hà Nội.

Peter S.Rose, 2004. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Tài Chính

Quốc hội, 2010. Luật số 47/2010/QH12, Luật các tổ chức tín dụng. Hà Nội.

Thủ tướng Chính Phủ, 2012. Quyết định số 254 Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Hà Nội.

Ngân hàng Nhà nước, 2011. Thông tư số 02 (2013), Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội.

Trần Ngọc Thơ, 2007. Giáo trình tài chính doanh nghiệp hiện đại. NXB Thống kê: Hà Nội.

Trương Quang Thông, 2010. Phân tích hiệu năng hoạt động NHTM Việt Nam Một nghiên cứu thực nghiệm mô hình S - C- P. NXB Phương Đông: TPHCM. Hồ Tuấn Vũ, 2011. Những lợi ích và hạn chế của những thương vụ thâu tóm và sáp

Tiếng Anh

Aaker, D.A, 1991. Managing Brand Equity: Capitalizing On The Value Of A Brand Name. New York: Simon & Schuster.

Andreas Dietricha, Gabrielle Wanzenried, 2010. Determinants of bank profitability before and during the crisis: Evidence from Switzerland Journal of International Financial Markets. Institutions & Money.

Peter S.Rose, Sylvia C Hudgins, Internationl Edition, 2008. Bank Management & Financial Services,7th ed.The McGrow-Hill companies.

Samina Riaz, Ayub Mehar, 2011. The impact of Bank Specific and Macroeconomic Indicators on the Profitability of Commercial banks. The Romanian Economic Journal.

PHỤ LỤC

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HỢP NHẤT

Tên sau hợp nhất Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Tên bằng tiếng Anh Sai Gon Joint Stock Commercial Bank Tên giao dịch tiếng Việt Ngân hàng Sài Gòn

Tên giao dịch tiếng Anh Sai Gon Commercial Bank

Tên viết tắt SCB

Trụ sở chính 927 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh Vốn điều lệ 10.583.801.040.000đ

Tổng số cổ phần lưu hành 1.058.380.104 cổ phần

Lĩnh vực kinh doanh

Kế thừa và thực hiện tất cả những hoạt động kinh doanh hiện tại của SCB, TinNghiaBank và Ficombank - những hoạt động mà một NHTM được phép thực hiện theo các quy định của Luật các TCTD hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 105 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)