Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính giai đoạn 2012-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 66)

ĐVT: %

Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 5.18 -34,37 120.04 -11.82 -17.07 2. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Tổng thu nhập 1.92 1.64 2.92 1.67 1.82 3. Thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập 0.84 1.33 2.46 5.68 10.50 4. Tỷ lệ chi phí lãi/Thu nhập lãi 81.60 88.28 89.12 79.44 87.70 5. Tỷ lệ tổng chi phí /Tổng thu nhập 71.02 70.71 54.04 50.65 56.93 6. Tỷ lệ thu nhập/Tổng tài sản có 2.21 1.41 1.30 1.55 1.02 7. Tỷ lệ chi phí/Tổng tài sản có 1.57 0.99 0.70 0.79 0.58

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012-2016

Vì vậy, trong tương lai SCB cần phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, giảm dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro, giúp ngân hàng tăng trưởng bền vững và nâng cao thương hiệu trên thị trường tài chính Việt Nam và quốc tế. Nếu như việc duy trì trạng thái âm vàng, ngoại tệ cuối năm 2012 đã làm cho kết quả kinh doanh ngoại hối của ngân hàng bị lỗ 1,104 tỷ đồng trong năm 2012 thì năm 2013 hoạt động kinh doanh ngoại hối đã mang lại lợi nhuận gần 437 tỷ đồng góp phần gia tăng lợi nhuận trong năm 2013.

Tóm lại, từ việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính giai đoạn sau hợp nhất 2012-2016, cho thấy SCB là Ngân hàng có qui mô tổng tài sản lớn thứ 4 trong hệ thống các NHTM, được coi là Ngân hàng có năng lực tài chính mạnh trong hệ thống NHTM. Tuy nhiên, SCB phải đối mặt với những vấn đề sau:

Quy mô tài sản lớn nhưng chất lượng sử dụng tài sản thấp do nợ xấu, nợ tồn đọng lớn.

Hiệu quả kinh doanh còn thấp, chưa tương xứng với qui mô phát triển, lợi nhuận sau thuế thấp do ảnh hưởng của nợ xấu cao.

Khả năng sinh lời thấp thể hiện và kém xa các Ngân hàng khác trong nhóm, thể hiện qua các chỉ tiêu ROA và ROE, nguyên nhân của khả năng sinh lời thấp một phần do nợ xấu lớn, năng suất lao động thấp, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị chưa hiện đại, quản lý yếu kém, đồng thời các chính sách, quy trình vẫn chưa thống nhất sau khi hợp nhất.

2.2.3. Thực trạng hiệu quả tài chính thông qua các chỉ tiêu

2.2.3.1. Tỷ lệ tài sản có sinh lời

Bảng 2.13. Tình hình biến động tài sản có sinh lời của SCB giai đoạn sau hợp nhất

ĐVT: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1. Tài sản có sinh lời bình quân 149,388.4 181,126.3 242,330.3 310,983.2 360,836.7

2. Tỷ lệ tăng trưởng TS có sinh lời (%) 15.97 21.25 33.79 28.33 16.03

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012-2016

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản có sinh lời của SCB tăng năm 2012 đến 2014. Năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng tài sản có sinh lời của SCB từ 15.97% tăng lên 21.25% vào năm 2013 và tiếp tục tăng lên 33.79% năm 2014. Tuy nhiên đến 2015 tỷ lệ tài sản có sinh lời giảm còn 28.33% và giảm dần đến 2016 chỉ còn 16.03%. Vì sụt giảm tỷ lệ tài sản có sinh lời thì cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Hình 2.9. Tỷ lệ tăng trưởng tài sản có sinh lời

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012-2016

Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu tài sản có sinh lời là do khoản cho vay năm 2016 chỉ tăng trưởng 2.56% so với năm 2015, trong khi đó chứng khoán đầu tư tăng mạnh 112.4% so với năm 2015 (chủ yếu là do trong năm 2016, SCB thực hiện đầu tư vào trái phiếu chính phủ và thu được trái phiếu). Sự chuyển dịch về cơ cấu tài sản có sinh lời của SCB được xem là hợp lý và theo chiều hướng tích cực vì SCB giảm dần tỷ trọng cho vay trong cơ cấu tài sản có khi mà chất lượng hoạt động tín dụng của SCB suy giảm, tăng dần tỷ trọng của các chứng khoán đầu tư như trái phiếu chính phủ có tính thanh khoản cao và mang lại lợi tức ổn định cho ngân hàng, góp phần ổn định và cải thiện tình hình thanh khoản cho ngân hàng. Đối với trái phiếu đặc biệt SCB nhận được từ việc mua bán nợ với VAMC, SCB sẽ dùng để vay tái cấp vốn với lãi suất ưu đãi trong thời gian sắp tới mang lại nguồn vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

Nhìn chung, trong cơ cấu tài sản có sinh lời của SCB thì hoạt động cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng chủ yếu. Điều này sẽ khiến SCB gặp rủi ro cao khi mà chất lượng các khoản vay và đầu tư bị giảm sút và có thể đe dọa khả năng sinh lời của ngân hàng cũng như mức độ an toàn của ngân hàng. Việc chuyển dịch cơ cấu tài sản

có sinh lời giảm dần tỷ trọng cho vay, trái phiếu của các doanh nghiệp (rủi ro cao) và tăng dần vào đầu tư trái phiếu chính phủ, chứng khoán nợ có tính thanh khoản cao cũng như phương án thoái vốn góp đầu tư không hiệu quả sau hợp nhất có thể góp phần cải thiện tỷ lệ tài sản có sinh lời. Tuy nhiên, SCB cần chú trọng đến chất lượng của tài sản có sinh lời vì sự sụt giảm về chất lượng tài sản có sinh lời sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.2.3.2. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin - NIM)

Trong trường hợp SCB sau hợp nhất, thu nhập từ cho vay vẫn là nguồn thu nhập quan trọng nhất, vì vậy NIM là một chỉ số quan trọng thể hiện hiệu quả kinh doanh của SCB. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của SCB giai đoạn 2012 - 2016 còn quá thấp chưa tương xứng với quy mô hoạt động của ngân hàng, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh chung của ngân hàng khi mà khoản mục này lại chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu nhập của ngân hàng. Do vậy trong thời gian sắp tới, SCB cần tăng cường kiểm soát tỷ lệ này phù hợp, cũng như tăng chất lượng của tài sản có sinh lời để mang lại hiệu quả hoạt động cho SCB tốt hơn. Sự sụt giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sau hợp nhất chủ yếu là do tỷ lệ chi phí lãi tăng và giảm thu nhập lãi. Chi phí lãi tăng trưởng nhanh chóng do tăng trưởng trong huy động và tăng lãi suất. Thu nhập lãi giảm do chất lượng tín dụng suy giảm vì theo nguyên tắc kế toán thì nợ từ nhóm 2 không được ghi nhận lãi dự thu, do đó nếu nợ xấu tăng lên thì thu nhập lãi sẽ giảm; dẫn đến thu nhập lãi thuần của ngân hàng bị sụt giảm.

Bảng 2.13. Tình hình biến động tỷ lệ NIM của SCB giai đoạn sau hợp nhất Năm Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 2.13 1.09 0.84 1.44 0.79 2. Tỷ lệ tăng trưởng TS có sinh lời 15.97 21.25 33.79 28.33 16.03 3. Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập lãi 11.86 -2.71 11.38 15.96 7.15 4. Tỷ lệ tăng trưởng chi phí lãi 18.69 5.25 12.43 3.37 18.30 5. Tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập lãi thuần 28.10 -38.03 3.42 119.11 -35.92

Hình 2.10. Biến động tỷ lệ NIM của SCB giai đoạn sau hợp nhất

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012-2016

Chi phí tăng cao nguyên nhân là do trong giai đoạn 2012-2015, việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn vì phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn về lãi suất cũng như hạn mức huy động. Nên để bảo đảm được nguồn vốn huy động phục vụ cho hoạt động kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh khoản, SCB phải huy động với lãi suất cao hơn bình thường để thu hút khách hàng nên khoản chi trả lãi cũng tăng theo dẫn đến tổng chi phí lãi tăng. Bên cạnh đó, giai đoạn này SCB phải tập trung mọi nguồn lực để xử lý các khoản nợ xấu, tái cơ cấu tài sản có theo đề án hợp nhất, tổng dư nợ vay tăng không tương ứng với huy động trong thời gian qua cũng ảnh hưởng đến thu nhập lãi của ngân hàng. Trong những năm tới, SCB cần đẩy nhanh tốc độ sử dụng vốn có hiệu quả hơn nhằm nâng cao hiệu quả của chỉ tiêu này.

2.2.3.3. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Net non interest Margin - NNIM)

Sau hợp nhất hoạt động ngoài lãi của SCB chưa mang lại hiệu quả, nguồn thu từ hoạt động ngoài lãi chưa đủ bù đắp để trang trải chi phí ngoài lãi và hoạt động. Doanh số thu nhập từ hoạt động dịch vụ còn rất thấp, chiếm tỷ trọng rất nhỏ

trong tổng thu nhập của SCB, không tương xứng với quy mô hoạt động của ngân hàng.Tình hình biến động tỷ lệ NNIM giai đoạn sau hợp nhất thể hiện ở Bảng 2.14.

Bảng 2.14. Tình hình biến động tỷ lệ NNIM của SCB giai đoạn sau hợp nhất Năm Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM)

-0.01 0.00 0.01 0.06 0.08

2. Tỷ lệ tăng trưởng TS có sinh lời 15.97 21.25 33.79 28.33 16.03 3. Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi 11.86 22.37 127.72 255.44 40.52 4. Tỷ lệ tăng trưởng chi phí ngoài lãi 18.69 18.20 22.10 19.60 28.10 - Tỷ lệ tăng/giảm chi phí hoạt động 168.8 77.1 94.2 143.8 85.5 - Tỷ lệ tăng/giảm chi phí DPRRTD 15.18 -33.9 11.3 69.5 71.2 - Tỷ lệ tăng/giảm lãi thuần ngoài lãi -187.72 10.1 288.3 -3.3 -2,023.3

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012-2016

Sau hợp nhất, SCB đã đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, cung ứng nhiều tiện ích cho khách hàng nhưng so với các NHTM khác sản phẩm của SCB vẫn không nổi trội kém cạnh tranh nên thu nhập mang lại từ hoạt động này chưa cao. Nếu như năm đầu hoạt động sau hợp nhất, SCB không kiểm soát tốt chi phí (chi phí hoạt động gia tăng mạnh theo quy mô) và lỗ khá lớn hoạt động kinh doanh ngoại hối (do duy trì trạng thái âm vàng) nên đã làm giảm thu nhập ngoài lãi thuần thì đến năm 2016 SCB đã kiểm soát tốt chi phí hoạt động và việc chấm dứt trạng thái âm, đã giúp SCB cải thiện lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối góp phần cải thiện tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của SCB.

Hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán sau hợp nhất chưa mang lại hiệu quả cao do SCB tập trung chú trọng công tác thực hiện theo đề án tái cơ cấu, thu hồi những khoản đầu tư còn tồn đọng của các ngân hàng thành viên trước hợp nhất. Từ đó cho thấy hoạt động kinh doanh các sản phẩm phi tín dụng của SCB chưa mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng, nguồn thu nhập ngoài lãi không bù đắp được các chi phí ngoài lãi. SCB cần tăng cường các giải pháp để kiểm soát được các khoản

chi phí ngoài lãi, đồng thời phát triển các sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng nguồn thu từ dịch vụ, có như vậy thì mới cải thiện được tỷ lệ này.

2.2.3.4. Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM)

Sau hợp nhất, tỷ lệ sinh lời hoạt động - NPM cũng giảm và ở mức rất thấp (năm 2012 là 1.92% và đến năm 2016 là 1.82%). Điều này cho thấy trong năm 2012 cứ 100 đồng thu nhập từ các hoạt động SCB phải dùng 99.77 đồng để trang trải chi phí hoạt động (trong đó 83.52 đồng cho chi phí lãi) do đó chỉ đem lại 1.92 đồng lợi nhuận sau thuế cho ngân hàng. Năm 2016 tổng thu nhập của SCB giảm 7.14% so với năm 2015 nhưng tổng chi phí của SCB chỉ giảm 7.05% so với năm 2015 làm lợi nhuận sau thuế của SCB năm 2016 giảm đến 34.3% so với năm 2015. Nguyên nhân chính là do trong năm 2016, SCB thực hiện gia tăng mạnh nguồn vốn huy động để đảm bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng cho nên chi phí lãi mà SCB phải trả cho nguồn vốn này tăng lên 5.25% so với năm 2015, thêm vào đó là sự giảm sút về thu nhập lãi trong năm 2016 nên ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận năm 2016 của SCB. Để cải thiện chỉ tiêu này, SCB cần phải đưa ra chính sách định giá các sản phẩm dịch vụ hợp lý, nâng cao kiểm soát các khoản chi phí nhằm tối đa hoá các nguồn thu, có như vậy mới mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

2.2.3.5. Chênh lệch lãi suất bình quân

Nhìn chung, mức chênh lệch lãi suất bình quân của SCB qua hai năm sau hợp nhất đều dương nhưng không ổn định, biến động giảm. Mức chênh lệch lãi suất bình quân dương có nghĩa là mức thu nhập lãi đủ bù đắp chi phí lãi, nhưng nếu chi phí hoạt động tăng với tốc độ cao thì mức chênh lệch này sẽ không đủ bù đắp và gây giảm sút về lợi nhuận của ngân hàng. Sau hợp nhất, SCB thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ, miễn giảm lãi, phí cũng như giảm lãi suất chia sẻ với doanh nghiệp, người dân vay vốn trước bối cảnh khó khăn chung hiện nay. Tuy nhiên, phần lớn tài sản có sinh lời của SCB chủ yếu là các khoản cho vay, đầu tư nên khi chất lượng tài sản có sinh lời của SCB bị giảm sút thì sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng, làm giảm thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Bên cạnh đó, SCB cũng gia tăng nhanh chóng nguồn vốn huy động để đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng

sau hợp nhất với mức lãi suất linh hoạt, cạnh tranh với các ngân hàng khác, do đó chi phí lãi gia tăng nhanh chóng cũng là một điều tất yếu.

Bảng 2.15. Chênh lệch lãi suất bình quân của SCB giai đoạn 2012-2016

ĐVT: Triệu đồng, %

Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1. Thu nhập lãi 17,316.2 16,846.5 18,762.9 21,758.3 23,314.7 2. Chi phí lãi 14,129.9 14,872.0 16,720.9 17,284.1 20,447.6 3. Tài sản có sinh lời bình quân 149,388.4 181,126.3 242,330.3 310,983.2 360,836.7 4. Tổng nguồn vốn phải trả lãi

bình quân 138,030 168,018 229,148 295,741 295,452 5. Lãi suất bình quân đầu ra 18.23 14.93 12.21 11.05 11.12 6. Lãi suất bình quân đầu vào 11.33 10.44 9.14 7.21 7.65 7. Chênh lệch lãi suất bình quân 6.90 4.49 3.07 3.84 3.47

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012-2016

2.2.3.6 Tỷ suất sinh lời trên trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ lệ ROA của SCB có xu hướng giảm dần qua các năm, với tỷ lệ rất thấp và có sự khoảng cách rất lớn so với mức trung bình ngành ngân hàng. Nguyên nhân là do tổng tài sản tăng quá nhanh nhưng lợi nhuận không tăng tương ứng. Kết quả là ROA của SCB có xu hướng giảm dần và biến động theo chiều hướng xấu, không tương xứng với quy mô hoạt động của ngân hàng. Mặc dù ROA vẫn còn rất thấp nhưng cho thấy: sau hợp nhất chất lượng của công tác quản lý tài sản có của SCB đã được cải thiện, sử dụng tài sản hợp lý hơn để tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận của ngân hàng không tương ứng với quy mô tăng trưởng tổng tài sản.

Bảng 2.16. Tình hình biến động tỷ lệ ROA của SCB giai đoạn sau hợp nhất Năm Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1. Tỷ suất sinh lời trên trên tổng tài sản (ROA)

2. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 5.18 -34.37 120.04 -11.82 -17.07 3. Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản có 84.59 21.25 33.79 28.33 16.03 4. ROA bình quân ngành ngân hàng 0.82 0.64 0.53 0.72 0.81

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012-2016

Hình 2.11. Biến động ROA của SCB giai đoạn sau hợp nhất

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012-2016

Sự sụt giảm ROA có thể được giải thích rằng do sự sụt giảm liên tục về lợi nhuận của ngân hàng trong khi đó tổng tài sản có của ngân hàng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Cũng giống như giai đoạn trước hợp nhất thì các hoạt động tín dụng, đầu tư, hoạt động ngoài lãi chưa mang lại lợi nhuận tương ứng so mức gia tăng nhanh chóng về quy mô hoạt động của ngân hàng. Qua đó cho thấy công tác quản lý tài sản của SCB thực sự chưa tốt, quy mô tài sản chưa tương xứng lợi lợi nhuận mang lại. Điều này, cho thấy SCB cần cơ cấu lại danh mục đầu tư sao cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)