Nâng cao chất lượng tài sản có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 97 - 98)

CHƯƠNG 1 .TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn đến năm

3.2.2.4. Nâng cao chất lượng tài sản có

Cơ cấu lại danh mục tài sản có và nâng cao chất lượng tài sản có là một trong những giải pháp cần thiết nhằm đảm bảo tính thanh khoản, khả năng sinh lời và an toàn của ngân hàng, giúp SCB có thể tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động, bên cạnh đó giúp SCB hướng tới sự phát triển bền vững và mạnh mẽ trong những năm tiếp theo. Cụ thể:

Đa dạng hóa và cơ cấu lại danh mục tài sản có sinh lời theo hướng an toàn, hạn chế rủi ro: SCB cần đa dạng hóa và phân bổ các khoản mục trong tài sản có sinh lời hợp lý nhằm phân tán rủi ro, đáp ứng mục tiêu sinh lời và an toàn trong quá trình sử dụng của ngân hàng.

Tiếp tục cơ cấu lại các khoản mục tài sản có sao cho hợp lý mang hiệu quả cao nhất. SCB cần xem xét khả năng tạo ra thu nhập của các khoản mục như thế nào, những tài sản mà không sinh lời hoặc sinh lời thấp như tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tài sản có khác chỉ nên nắm giữ ở một tỷ lệ cần thiết để duy trì hoạt động, đảm bảo nhu cầu hoạt động và chi trả cho khách hàng;

Thực hiện rà soát các danh mục đầu tư để kịp thời có biện pháp thu hồi các khoản đầu tư kém hiệu quả (tích cực thu hồi các khoản nợ xấu, các khoản đầu tư không mang lại hiệu quả), gia tăng đầu tư đối với những tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ, trái phiếu của TCTD khác, các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao.

Tiếp tục rà soát các khoản đầu tư nhằm thực hiện thu hồi các khoản đầu tư đến hạn, thực hiện thoái vốn tại các công ty có hiệu quả hoạt động không phù hợp với chiến lược phát triển của SCB, có phương án thu hồi những khoản đầu tư đã quá hạn nhưng chưa thu hồi được (như trái phiếu doanh nghiệp, các khoản góp vốn vào các dự án), tăng cường đầu tư các kênh đầu tư an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Tích cực kiểm soát và có phương án thu hồi các khoản phải thu (khoản mục chiếm tỷ trọng cũng khá cao trong tổng tài sản có) nhất là những khoản khoản phải

thu đã đến hạn nhưng chưa thu hồi được, cũng như có phương án thu hồi các khoản lãi, phí phải thu trong hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)