Tổng quan về hoạt động của ngân hàng trước và sau hợp nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 1 .TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn

2.1.4. Tổng quan về hoạt động của ngân hàng trước và sau hợp nhất

Về tổng vốn và tài sản:

Trước thời điểm hợp nhất (thời điểm 31/12/2010): Vốn điều lệ đạt 4,185 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 60.183 tỷ đồng. Nợ xấu chiểm tỷ lệ 11.4%; lợi nhuận sau thuế 274 tỷ đồng.

Thời điểm hợp nhất: Vốn điều lệ đạt 10,584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154,000 tỷ đồng. Nợ xấu chiểm tỷ lệ 8.96%; lợi nhuận sau thuế 60,4 tỷ đồng.

Về lao động:

Trước thời điểm hợp nhất, tổng số cán bộ nhân viên của SCB là 2,075 người, trong đó trình độ Trên Đại học: 0.96%; trình độ Đại học: 56.10%; trình độ Cao đẳng/Trung cấp: 18.17% và trình độ khác: 24.77%.

Sau hợp nhất, tổng số cán bộ nhân viên của SCB là 3,740 người (tăng 1,665 nhân sự gồm: 1,146 nhân sự của TinNghiabank và 519 nhân sự của Ficombank), trong đó trình độ Trên Đại học: 1.2%; trình độ Đại học: 55.4%; trình độ Cao đẳng/Trung cấp: 17.9% và trình độ khác: 25.5%.

Sau hợp nhất, bộ máy quản lý của SCB chưa ổn định, tình trạng thay đổi nhân sự cấp cao sau hợp nhất xảy ra liên tục, xảy ra tình trạng dư thừa, một số nơi lại thiếu, năng lực giữa các nhân viên không đồng đều, giữa các nhân viên chưa có sự gắn kết, hợp tác cùng nhau. Hệ thống khuyến khích về lương thưởng và chế độ đãi ngộ nhân tài chưa được chú trọng nhiều dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám.

Về mạng lưới phân phối:

Trước hợp nhất các địa điểm giao dịch của SCB là 118 điểm tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng yếu có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.

Sau hợp nhất, mạng lưới hoạt động của SCB tăng thêm 109 điểm giao dịch lên thành 227 điểm giao dịch được phân bố trên toàn quốc (trong đó: TinNghiabank là 82 điểm giao dịch, Ficombank là 27 điểm giao dịch):

- Khu vực TP.HCM: gồm 01 hội sở, 01 sở giao dịch; 16 chi nhánh, 101 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm.

- Khu vực miền Bắc: gồm 8 chi nhánh, 43 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. - Khu vực miền Trung: gồm 8 chi nhánh, 16 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm; - Khu vực miền Đông: gồm 4 chi nhánh, 7 phòng giao dịch.

- Khu vực miền Tây: gồm 13 chi nhánh, 14 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm Ngoài ra SCB còn có 140 máy ATM (TP.HCM 57 máy, khu vực khác 83 máy), lắp đặt 356 máy POS tại các khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ.

Mạng lưới giao dịch sau hợp nhất tăng về số lượng nhưng còn trùng lắp, địa điểm giao dịch nhiều nơi còn nhỏ hẹp, cơ sở vật chất cũ kỹ, làm mất đi sự chuyên nghiệp của SCB và giảm đi khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Về hoạt động chung:

Sản phẩm dịch vụ của SCB sau hợp nhất còn ít, chưa đa dạng, các sản phẩm dịch vụ gần như giống nhau và giống với các ngân hàng khác, chưa có sản phẩm nào đặc trưng, sản phẩm mũi nhọn để tạo ra nét riêng, tạo ra thế mạnh cho SCB để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác. Các dịch vụ thẻ ATM, Master Card, sản phẩm thẻ chưa có tính cạnh tranh được với các ngân hàng cùng nhóm, hệ thống máy ATM còn rất ít, chưa mang đến nhiều tiện lợi cho người dùng. Các dịch vụ thanh toán quốc tế, nhận tiền kiều hối còn kém do SCB chưa định hướng phát triển dịch vụ này trở thành một trong những hoạt động kinh doanh mũi nhọn nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và đầu tư nước ngoài.

Mặt khác, sau khi hợp nhất, SCB vẫn chưa kịp xây dựng hết các quy chế, quy trình giao dịch chung thống nhất toàn hệ thống ngân hàng, làm dẫn đến tình trạng cùng một Ngân hàng nhưng ở mỗi điểm giao dịch lại thực hiện theo mỗi quy trình khác nhau. Hệ thống nhận diện thương hiệu còn yếu, chưa tăng cường quảng bá sâu rộng để mang được hình ảnh của mình đến gần hơn với nhiều tầng lớp khách hàng, hiện tại SCB vẫn đang trong tiến trình thực hiện nhận diện thương hiệu mới của mình, trong khi các ngân hàng khác đã định hình được thương hiệu của mình trên thị trường từ lâu.

Ba ngân hàng trước khi hợp nhất đều mất khả năng thanh khoản trầm trọng, làm giảm uy tín, thương hiệu của SCB sau khi hợp nhất. SCB vừa mới hợp nhất chưa kịp đi vào ổn định, lại phải giải quyết nợ xấu của các ngân hàng trước khi hợp nhất nên lại càng tăng thêm phần khó khăn. Đây là vấn đề vô cùng cấp thiết và quan

trọng mà SCB phải tập trung cao để giải quyết trong thời gian sắp tới nếu muốn cạnh tranh với các ngân hàng khác và vươn lên nhóm các NHTM lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)