Mở rộng nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 91 - 92)

CHƯƠNG 1 .TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn đến năm

3.2.2.1. Mở rộng nguồn vốn

SCB đang bước vào giai đoạn ổn định, phát triển và gia tăng năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác, để có thể cạnh tranh với ngân hàng khác điều quan

trọng đầu tiên là phải có nguồn vốn dồi dào, vì vậy việc tăng vốn là điều thiết yếu. Để có thể tăng vốn một cách an toàn và hiệu quả SCB cần phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực tài chính trong lâu dài. Cụ thể:

- Tăng vốn từ lợi nhuận giữ lại, đây là cách thức cơ bản để tăng vốn. Ưu điểm của biện pháp này là giúp SCB không phụ thuộc vào thị trường vốn cũng như không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài là các tăng vốn bền vững nhất.

- Tăng vốn bằng việc đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo giá thị trường. Ba ngân hàng trước khi hợp nhất là những ngân hàng được thành lập từ lâu nên tồn tại nhiều tài sản đã sử dụng hết khấu hao nhưng giá trị thực tế còn rất lớn, nhất là giá trị bất động sản như: hội sở, quyền sử dụng đất. Phần giá trị tăng thêm của các loại tài sản này sau khi định giá lại sẽ góp phần đáng kể tăng cường vốn tự có của SCB.

- Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: tuy nhiên việc tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn chỉ là giải pháp mang tính tình thế để đáp ứng yêu cầu tăng vốn trước mắt, còn về lâu dài là gánh nặng nợ nần của SCB. Do vậy song song đó SCB cần có chiến lược phát triển dài hạn để tận dụng tối ưu đồng vốn này.

- Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: khi áp dụng biện pháp này để tăng vốn, thì ngân hàng có lợi thế là chi trả mức lãi suất thấp hơn trái phiếu thông thường, thậm chí có thể thấp hơn cả lãi suất tiết kiệm và chủ động trong việc quyết định thời gian, tỷ lệ chuyển đổi tùy theo nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình.

Việc tăng vốn tự có là điều cần thiết, tuy nhiên nếu vốn tăng quá nhanh trong khi hoạt động ngân hàng chưa tương ứng, trình độ quản lý của ngân hàng không theo kịp thì số vốn tăng sẽ được sử dụng không hiệu quả. Vì vậy, ngoài việc lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, điều quan trọng là SCB còn phải xác định được mức tăng vốn tự có cần và đủ nhằm đảm bảo sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)