Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 1 .TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4. Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại trên Thế giới sáp nhập trước 2012

1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Mặc dù không chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 nhưng khủng hoảng này như một cơ hội để tạo ra sự đồng thuận về chính trị đối với việc cải cách hệ thống ngân hàng. Vì vậy, tháng 11 năm 1997, Trung Quốc đã triệu tập hội nghị tài chính quốc gia đầu tiên với chủ đề trọng tâm là làm thế nào để tránh khỏi một cuộc khủng hoảng tài chính. Trước khi tiến hành tái cơ cấu, hệ thống ngân hàng Trung Quốc rất tập trung và phân khúc rất rõ ràng giữa các nhóm ngân hàng có chế độ sở hữu khác nhau. Bốn NHTM Nhà nước và ba ngân hàng Chính sách đóng vai trò chủ đạo. Bảy ngân hàng này chiếm tới 2/3 tổng tiền gửi và 3/4 tổng dư nợ của hệ thống. Tỷ lệ lợi nhuận thực tế của các NHTM Nhà nước thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lợi nhuận chung. Hoạt động của các ngân hàng kém hiệu quả

chủ yếu là do việc cấp tín dụng lỏng lẻo dẫn đến chất lượng tín dụng rất thấp, nợ xấu cao và số liệu công bố được đánh giá là thấp hơn nhiều so với thực tế. Vốn tự có nhỏ hơn nhiều so với những tài liệu công bố chính thức và giảm trong nhiều năm. Tất cả những hạn chế trên đòi hỏi phải tái cơ cấu các ngân hàng để củng cố và đưa các tổ chức tài chính yếu kém nhất thoát khỏi thị trường.

Quá trình tái cơ cấu các ngân hàng ở Trung Quốc đã tập trung chủ yếu vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của các NHTM Nhà nước, trong đó đặc biệt đáng chú ý là việc thành lập các Công ty mua bán nợ nhằm xử lý số nợ xấu từ các ngân hàng này. Năm 1999, bốn công ty quản lý tài sản (AMC) đã được thành lập. AMC chuyên mua và xử lý các khoản nợ xấu của các NHTM Nhà nước.

Tuy nhiên, hoạt động điều tiết và giám sát đối với các AMC đã tỏ ra không hiệu quả và nhất quán vì có quá nhiều cơ quan được chỉ định điều tiết, giám sát AMC dẫn tới một số chức năng điều tiết là chồng chéo nhau. Các kết quả kiểm toán cho thấy sự thiếu chặt chẽ và bất cập trong điều tiết các AMC, nhiều vấn đề, bao gồm gian lận, vi phạm các quy định, và các hoạt động không thích hợp có liên quan đến 71,5 tỷ NDT giá trị tài sản khó đòi. Việc điều tiết chồng chéo và kém hiệu quả đối với các AMC cũng khiến cho chi phí cải tổ không được hạn chế ở mức thấp nhất có thể.

Như vậy có thể thấy rằng, quá trình tái cơ cấu tự nguyện của hệ thống ngân hàng Trung Quốc là thiếu quyết liệt và do đó hiệu quả mang lại ở mức thấp hơn. Quá trình tái cơ cấu tập trung nhiều hơn vào việc cải tổ và sửa chữa những sai lầm bên trong các

NHTM Nhà nước và do đó, đã chuyển hầu hết các gánh nặng từ các ngân hàng này sang gánh nặng tài khóa (khi các AMC chấm dứt hoạt động, Bộ Tài chính sẽ thiết lập một Uỷ ban kiểm toán để kiểm toán giá trị tài sản các AMC và Bộ Tài chính về cơ bản sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng giải quyết những thua lỗ của các AMC). Trong khi các khoản nợ xấu được các AMC mua lại với nguyên giá trị, các ngân hàng hầu như không chịu một khoản mất mát nào về tài sản, và điều đó đã

không tạo ra được những động cơ cho các ngân hàng này thay đổi phương thức quản trị tài sản, cải thiện chất lượng tín dụng, và do đó, tài sản xấu vẫn tiếp tục phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)