Cơ cấu các khoản đầu tư của SCB giai đoạn 2012-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 63 - 64)

ĐVT: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1. Trái phiếu chính phủ 9.2 14.7 29.3 1.0 13.8 2. Trái phiếu doanh nghiệp 81.5 72.4 58.4 93.9 41.5 3. Trái phiếu đặc biệt của VAMC - - - - 25.3 4. Chứng khoán vốn TCTD - 0.0 0.1 0.2 0.1 5. Chứng khoán vốn TCKT 0.0 0.1 0.0 1.2 0.6 6. Chứng khoán nợ TCTD 1.5 2.1 2.0 - 17.1

7. Góp vốn, đầu tư dài hạn 7.8 10.7 10.3 3.7 1.7

Nguồn: BCTC riêng lẻ SCB từ năm 2012-2016

Từ sau hợp nhất, cơ cấu đầu tư tài chính của SCB có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. SCB tập trung gia tăng đầu tư vào những kênh đầu tư an toàn, mang lại hiệu quả cao như trái phiếu chính phủ, trái phiếu TCTD khác, giảm dần tỷ trọng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và góp vốn đầu tư không mang lại hiệu quả. So với các kênh đầu tư khác, trái phiếu Chính phủ có nhiều ưu điểm lớn vì các tổ chức tín dụng không bị giới hạn về số lượng trái phiếu Chính phủ nắm giữ. Trong khi đó, trái phiếu công ty, tín dụng và cho vay liên ngân hàng đều bị hạn chế bởi quy định về trích lập dự phòng và các chỉ số an toàn hoạt động.

Bên cạnh đó, sau hợp nhất SCB có phương hướng thu hồi các khoản đầu tư quá hạn và xây dựng phương án thoái vốn tại các công ty có hiệu quả hoạt động không phù hợp với chiến lược phát triển của SCB. Tuy nhiên, với diễn biến thị trường chứng khoán năm 2013-2015, SCB nhận thấy chưa phù hợp thoái vốn tại thời điểm này. Bên cạnh đó, SCB phải thực hiện phân loại lại một số khoản đầu tư theo thông tư số 02/2013/TTNHNN, thông tư số 09/2014/TT-NHNN như là tài sản có rủi ro tín dụng, theo dõi theo từng nhóm và trích lập dự phòng cụ thể, dự phòng chung như các khoản cho vay thông thường. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của ngân hàng do chi phí dự phòng gia tăng từ việc phân loại các khoản mục đầu tư thành tài sản có rủi ro tín dụng và trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt từ việc bán nợ với VAMC.

2.2.2. Tổng quan tình hình tài chính

Sau hợp nhất, SCB phải thực hiện tiến trình giai đoạn tái cơ cấu hoạt động theo đề án. Tổng quan tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của NHTM cổ phần Sài Gòn giai đoạn giai đoạn 2012-2016 được thể hiện ở bảng dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)