Kinh nghiệm tái cơ cấu các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1 .TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.5. Kinh nghiệm tái cơ cấu các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2016, hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm: 1 NHTM Nhà nước (là Agribank), 37 ngân hàng TMCP (trong đó 4 ngân hàng có vốn nhà nước giữ cổ phần chi phối là Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MHB), 46 chi nhánh NHNNg, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh.

Ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 254/QĐ- TTg phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 (gọi tắt là Đề án 254). Đề án hướng đến mục tiêu, trong giai đoạn 2011- 2015, tập trung lạnh mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tài chính, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Phấn đấu đến cuối năm 2018 hình thành được 1 - 2 ngân hàng thương mại có quy mô và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực.

Việc vấn đề cơ cấu lại vốn tự có của NHTM Việt Nam diễn ra sôi nổi nhất từ sau khi Đề án 254 chính thức được phê duyệt, thông qua làn sóng sáp nhập giữa các NHTM:

- Hợp nhất 3 ngân hàng SCB, Ficombank và NH Việt Nam Tín Nghĩa

Ngày 01/01/2012, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động sau khi hợp nhất từ 3 ngân hàng: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Đệ nhất (Ficombank) và Ngân hàng Việt Nam Tín nghĩa. Trước khi sáp nhập, Ficombank có vốn điều lệ 3.000 tỉ đồng, ngân hàng Việt Nam Tín nghĩa có vốn điều lệ 3.399 tỉ đồng, SCB có vốn điều lệ 4.184,7 tỉ đồng. Ngân hàng hợp nhất có vốn điều lệ 10.583,7 tỷ đồng, tổng tài sản là 150.000 tỉ đồng, và có hơn 200 chi nhánh, phòng giao dịch.

- Sáp nhập Habubank vào SHB

Ngày 28/8/2012, Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) chính thức sáp nhập vào ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vốn điều lệ sẽ lên gần 9.000 tỷ đồng và tài sản tới 120.000 tỷ đồng

- Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) hợp nhất với Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC)

Ngân hàng hợp nhất có tên gọi là Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam (PvcomBank). Tại thời điểm hợp nhất, PvcomBank có quy mô tài sản trên 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng được duy trì trong 2 năm 2013, 2014; Tiếp tục tăng vốn lên 12.000 tỷ đồng trong năm 2015 để đảm bảo sự phát triển liên tục và đạt tỷ lệ an toàn vốn tối ưu.

- Sáp nhật DaiABank và HDBank

Ngày 23/11/2013 tại TPHCM, Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) đã tổ chức lễ công bố hai quyết định của Ngân hàng Nhà nước về sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank). Ngân hàng sau sáp nhập (HDBank) có vốn điều lệ 8.100 tỷ đồng, tổng tài sản trên 85.000 tỷ đồng và mạng lưới hoạt động hơn 210 điểm giao dịch trên cả nước.

Năm 2015, nhiều NHTM sáp nhập: Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southernbank) vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.

Bên cạnh việc gia tăng nguồn vốn tự có, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, việc tăng trưởng vốn chủ sở hữu đã dẫn đến tăng trưởng nóng dư nợ tín dụng mà tài sản đảm bảo tại hầu hết các ngân hàng chủ yếu là bất động sản nên với tốc độ giảm giá của bất động sản, hệ số CAR sẽ giảm rất nhanh.

Sau hơn 5 năm thực hiện tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trên các mặt:

- Xử lý nợ xấu, nợ xấu là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo từ đó gây nên sự đổ vỡ lòng tin. Nợ xấu luôn song hành cùng hoạt động tín dụng theo mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Vì vậy, khi đưa ra một món cho vay thì ngân hàng đã phải xác định nguy cơ phát sinh nợ xấu. Theo chuẩn mực quốc tế hiện nay thì tỷ lệ nợ xấu có thể chấp nhận được là dưới 5%. Theo thông tư 36/TT NHNN ban hành ngày 20/11/2014 quy định giới hạn tỷ lệ nợ xấu là 3%. Nếu nợ xấu ở mức độ cao sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với NHTM và nếu xảy ra trên diện rộng có thể dẫn đến khủng hoảng cho nền kinh tế.

- Tăng vốn tự có, một trong những yếu kém về tài chính của các NHTM Việt Nam là quy mô vốn tự có nhỏ. Với tỷ lệ vốn tự có quá thấp so với tổng tài sản có làm cho các Ngân hàng khó có thể khống chế những diễn biến xấu, phức tạp trên thị trường, do vậy độ rủi ro cao. Không những thế, khả năng tiếp cận công nghệ cao, hiện đại cũng sẽ bị hạn chế trong điều kiện vốn tự có thấp.

Chính vì vậy, trong thời gian qua, các NHTM Việt Nam đã không ngừng cơ cấu lại vốn tự có của mình để góp phần tăng sự an toàn cho hoạt động kinh doanh và nâng cao vị thế, khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn đã trình bày các lý thuyết về hiệu quả tài chính và vai trò của phân tích hiệu quả tài chính, tái cơ cấu của NHTM; Cho thấy, ngành ngân hàng với những đặc thù kinh doanh riêng biệt luôn được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, nhằm đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế được vận hành xuyên suốt. Giá trị về mặt kinh tế của hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn thu hút các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm các khoản lợi nhuận cho đồng vốn của mình. Vì thế, một trong những tiêu chí giúp nhà đầu tư chọn lựa giải pháp kinh doanh chính là đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính như chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ tài sản có sinh lời, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM)... nhằm đề ra giải pháp phù hợp trong việc nâng cao hiệu quả tài chính của một ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh trước và sau tái cơ cấu. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích kinh nghiệm của các NHTM tại Việt Nam và trên Thế giới sáp nhập trước 2012, đặc biệt tại Mỹ 2008.

Kết quả chương 1, là cơ sở để phân tích tình hình thực tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN SAU TÁI CƠ CẤU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)